Để từng bƣớc trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mục tiêu phát triển của ngành du lịch Ninh Bình cần đƣợc xác định là:
3.1.3.1. Mục tiêu về kinh tế
Phát triển du lịch để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đƣa du lịch từng bƣớc trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đƣa du lịch Ninh Bình phát triển ngang tầm với các tỉnh bạn.
103
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020
1 Khách du lịch Nghìn ngƣời 3.000 5.000
- Khách quốc tế Nghìn ngƣời 1.300 2.300
- Khách nội địa Nghìn ngƣời 1.700 2.700
2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.518,00 3.850,00
Nghìn USD 138.000 345.000
3 Tổng giá trị GDP du lịch Tỷ đồng 956,34 1.850,00
Nghìn USD 86.940 170.800
4 Tốc độ tăng GDP du lịch % 27,5 29,5
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020. 3.1.3.2. Mục tiêu về văn hóa - xã hội
Phát triển du lịch nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân gian, các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân và xóa đói giảm nghèo; tăng cƣờng mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, thƣờng xuyên giao lƣu văn hóa, xã hội thiết lập mối quan hệ thân thiết, hữu nghị với các địa phƣơng cả nƣớc. Với mục tiêu nhƣ vậy, du lịch Ninh Bình phấn đấu đến 2020 đạt đƣợc những chỉ tiêu phát triển cơ bản sau:
- Lao động và việc làm: Đến năm 2015 lao động du lịch đạt 17.700 lao động trong đó lao động trực tiếp đạt 5.900 ngƣời; năm 2020 thu hút đƣợc 25.000 lao động trong đó 8.700 lao động trực tiếp.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Xây dựng mới cơ sở lƣu trú du lịch đạt 3.700 phòng vào năm 2015; 5.900 phòng vào năm 2020; đầu tƣ phát triển và hoàn thiện khoảng 10-15 khu du lịch, khu vui chơi giải trí trong tỉnh nhằm tạo diện mạo mới về cảnh quan và môi trƣờng…
104
phải cân đối nguồn của Trung ƣơng về tỉnh nhƣ hiện nay.
3.1.3.3. Mục tiêu chia sẻ lợi ích cộng đồng từ hoạt động du lịch
Phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cƣ nhất là nơi có tài nguyên du lịch; tạo mọi điều kiện để họ có thể tham gia vào các hoạt động du lịch; chia sẻ lợi ích cho họ. Có nhƣ vậy họ mới thực sự trở thành chủ nhân của nguồn tài nguyên du lịch và có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên đó.
Việc phát triển du lịch nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy ở Ninh Bình, từ những tài nguyên du lịch phong phú nhƣ: di tích lịch sử văn hóa, hang động, hồ nƣớc, thảm thực vật... đều có thể đầu tƣ, mở cửa đón khách góp phần tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân. Các doanh nghiệp lữ hành luôn than thở về việc sản phẩm du lịch nghèo nàn, việc liên kết phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phƣơng cũng là cách để chúng ta đa dạng hóa các sản phẩm, tuyến du lịch trong tƣơng lai.
3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
3.2.1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
Đây là giải pháp rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến công tác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Những giải pháp cơ bản để thực hiện nội dung này bao gồm:
Một là, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch đặc biệt là thông tin chi tiết về nguồn nhân lực cho ngành du lịch Ninh Bình. Đây là công cụ hết sức cần thiết giúp cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các cơ sở đào tạo cũng nhƣ doanh nghiệp hoạch định kế hoạch phát triển kinh
105
doanh và đào tạo nguồn nhân lực. Để thực hiện đƣợc vấn đề này cần tiến hành một số việc cụ thể sau:
- Các cơ sở đào tạo cập nhật số liệu sinh viên tốt nghiệp hàng năm (số lƣợng, trình độ, ngành nghề) trên trang web của mình đồng thời cung cấp thông tin cho Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch cập nhật lên trang web của ngành.
- Các doanh nghiệp du lịch định kỳ hàng năm cung cấp các thông tin về hiện trạng nhân lực và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp cho sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch cập nhật trên trang web của ngành.
- Sở Văn hoá thể thao và du lịch chủ trì thực hiện việc điều tra thống kê, đánh giá tình hình nhân lực du lịch của tỉnh trên các mặt số lƣợng, chất lƣợng, thông báo cho các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch. Công tác này vừa giúp ngành du lịch quản lý tốt nguồn nhân lực của địa phƣơng vừa tạo cơ sở để mở rộng các hoạt động đào tạo
Hai là, Xây dựng quy hoạch nhân lực du lịch Ninh Bình. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực cũng nhƣ ngành du lịch Ninh Bình. Để xây dựng thành công quy hoạch nguồn nhân lực ngành du lịch cần có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc, phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Ba là, xây dựng một định hƣớng đúng, tăng cƣờng năng lực hoạch định chính sách, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực ngành, vừa đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng nhân lực ngành du lịch.
Bốn là, tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc, cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp, cán bộ chính quyền địa phƣơng liên quan đến du lịch và cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch thuộc
106
mọi thành phần kinh tế. Ƣu tiên bồi dƣỡng cán bộ chính quyền và công chức quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp huyện, cán bộ quản lý doanh nghiệp. Thực hiện chế độ bồi dƣỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý kinh doanh du lịch toàn tỉnh.
Năm là, chú trọng hơn nữa đến việc phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về phát triển nhân lực ngành du lịch: Phối hợp với các ngành liên quan để hình thành, củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành du lịch từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố.
Sáu là, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Ninh Bình và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh trong đào tạo nhân lực ngành du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và thông báo các địa phƣơng kế hoạch định hƣớng hàng năm về đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực ngành du lịch. Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các địa phƣơng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp thực hiện.
Bảy là, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra liên ngành và chuyên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về đào tạo, bồi dƣỡng du lịch.
Tám là, Sở Văn hoá Thể thao và du lịch thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực du lịch, đƣa các chỉ tiêu về tỷ lệ đào tạo nhân lực của từng doanh nghiệp thành yêu cầu bắt buộc, khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đào tạo nhân viên theo hƣớng chuyên nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc các chƣơng trình đào tạo do Tổng cục du lịch hoặc các chƣơng trình hợp tác quốc tế chủ trì. Từng bƣớc chuẩn hoá đội ngũ nhân viên du lịch, tạo các điều kiện thuận lợi để nhân viên
107
du lịch có điều kiện tiếp xúc với các chƣơng trình đào tạo tiên tiến, rútngắn dần khoảng cách chuyên nghiệp của nhân viên du lịch tỉnh Ninh Bình với các nƣớc trong khu vực.
3.2.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch
Lĩnh vực chủ yếu tạo nguồn và có ảnh hƣởng trực tiếp quyết định chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch chính là công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Đây là giải pháp cơ bản nhất và có ý nghĩa lâu dài đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực của ngành. Để đào tạo thực sự là phƣơng tiện đắc lực nhất tạo ra nguồn nhân lực du lịch có chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành theo hƣớng hội nhập quốc tế, ngành du lịch Ninh Bình cần tập trung vào giải quyết một số vấn đề sau:
Một là, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo.
- Sở Văn hoá Thể Thao và du lịch, sở Giáo dục và Đào tạo, sở Lao động Thƣơng binh và xã hội tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cơ cấu lại mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch, trong đó một mặt vừa chú trọng mở rộng đào tạo du lịch trình độ Cao đẳng, Đại học tại các cơ sở đào tạo du lịch hiện có, mặt khác mở rộng phát triển đào tạo nghề ở các địa phƣơng trực thuộc tỉnh. Điều này sẽ góp phần đảm bảo phù hợp với sự phát triển và khai thác tiềm năng du lịch của từng địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu đào tạo du lịch của toàn xã hội.
- Đầu tƣ về mọi mặt cho các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch hiện có trực thuộc tỉnh làm hạt nhân đào tạo nhân lực ngành du lịch ở tất cả các cấp đào tạo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các trƣờng đào tạo du lịch khác, nhất là các trƣờng văn hóa nghệ thuật, gắn đào tạo văn hóa nghệ thuật với đào tạo du lịch.
108
- Cuối cùng cần có cơ chế để khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch ở các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trƣờng, lớp, trung tâm và các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
Hai là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các cở sở có đào tạo nhân lực du lịch trong tỉnh.
- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực ngành du lịch. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên cho các cơ sở đào tạo du lịch bằng nhiều hình thức, cả ở trong và ngoài nƣớc; thu hút các công chức, viên chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, các công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia đào tạo; tiếp tục đào tạo kỹ năng cho đội ngũ thẩm định viên, giám sát viên, đào tạo viên du lịch và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong đào tạo nhân lực ngành du lịch.
- Đẩy mạnh đào tạo sau đại học về du lịch. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phƣơng pháp giảng dạy để giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nƣớc ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nƣớc ngoài. Thực hiện chế độ bồi dƣỡng luân phiên cho giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và thẩm định viên du lịch.
Ba là, phát triển chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.
- Xây dựng chƣơng trình đào tạo toàn diện đáp ứng các yêu cầu của ngành và tiêu chuẩn (tập trung vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề) phù hợp với các
109
hệ thống tiêu chuẩn quốc tế tạo để điều kiện cho hội nhập quốc tế về lao động trong du lịch. Quá trình xây dựng chƣơng trình, nội dung đào tạo nên tham khảo các chƣơng trình đào tạo của nƣớc ngoài, tiêu chuẩn kỹ năng nghề của dự án EU, các chƣơng trình đào tạo của các tập đoàn, các chuỗi khách sạn nhằm đảm bảo tính cập nhật và nâng cao.
- Chƣơng trình đào tạo phải đảm bảo tính liên thông lên trình độ cao hơn, tránh học lại những kiến thức kỹ năng mà ngƣời học đã đƣợc học ở bậc thấp hơn, gây lãng phí và tốn kém cho ngƣời học và cho xã hội. Các cơ sở đào tạo cần mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất xây dựng các chƣơng trình đào tạo mới cho lĩnh vực nghề nghiệp mới xuất hiện theo sự phát triển ngành.
- Cơ sở giáo dục đại học cần tích cực xây dựng các chƣơng trình liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học. Các cơ sở đào tạo cần có sự hợp tác trong việc thực hiện các chƣơng trình đào tạo liên thông, tạo cơ hội học tập ở trình độ cao hơn cho ngƣời học
- Huy động các chuyên gia, giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo tại các cơ sở đào tạo cùng sự tham gia của doanh nghiệp phối hợp trong việc xây dựng chƣơng trình đào tạo, nhằm đảm bảo tính thực tiễn, khả dụng và tiên tiến. Đặc biệt phải bảo đảm tính thống nhất trên toàn tỉnh để các cơ sở đào tạo thực hiện một cách đồng bộ.
- Các cơ sở đào tạo và các cơ quan chức năng quản lý về đào tạo nhân lực du lịch của tỉnh cần thƣờng xuyên rà soát nội dung, chƣơng trình đào tạo để cập nhật điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Bốn là, tăng cường cơ sở vật chất đặc biệt là cơ sở thực hành cho các cơ sở đào tạo.
- Tăng cƣờng ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đặc biệt là các cơ sở thực hành, trong đó ƣu tiên đầu tƣ phát triển cho các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch.
110
- Nâng cấp và đầu tƣ mới cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đặc biệt là cơ sở thực hành cho phù hợp với thực tế nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng. Các cơ sở đào tạo phải đảm bảo đầu tƣ cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học tối thiểu cho các ngành nghề đào tạo.
- Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo du lịch thành lập cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để học sinh, sinh viên có điều kiện thực hành đồng thời tạo thêm kinh phí đào tạo cho nhà trƣờng.
- Tăng cƣờng hợp tác với doanh nghiệp để sinh viên đƣợc thực tập tại doanh nghiệp góp phần giải quyết tình trạng thiếu cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo.
Năm là, có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân.