Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế ( Trần Thị Hương Giang ) (Trang 28)

Sự phát triển nói chung đƣợc coi là quá trình vận động theo khuynh hƣớng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đó là sự biến đổi cả về số lƣợng và chất lƣợng của sự vật theo hƣớng ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn. Quan điểm mácxít về sự phát triển, vận dụng vào nghiên cứu con ngƣời đã nhấn mạnh yếu tố phát triển con

21

ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm. Lịch sử phát triển của nhân loại suy cho cùng là lịch sử phát triển con ngƣời. Phát triển con ngƣời vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội, vừa là phƣơng tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển.

Phát triển con ngƣời hay phát triển NNL ở đây chính là sự gia tăng các giá trị về thể chất, trí tuệ, năng lực của từng cá nhân trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng chính là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn nhằm nâng cao năng lực, trí tuệ và cuộc sống của con ngƣời, phù hợp với nhu cầu, lợi ích mà họ mong muốn.

Ngày nay, ngƣời ta nói nhiều đến sự phát triển con ngƣời bền vững và có làm đƣợc nhƣ vậy thì con ngƣời mới trở thành động lực phát triển, mục tiêu của phát triển. Tuy nhiên, không dễ gì để thu hút sự chú ý của xã hội, của những nhà quản lý xã hội vào vấn đề phát triển con ngƣời bền vững, nhất là ở những quốc gia mà ngƣời dân đã phải sống trong giới hạn của mức tiêu dùng tối thiểu đã từ lâu, từ đó họ đang quan tâm nhiều đến quyền đƣợc nhận mức sống cao hơn trong tƣơng lai. Nói cách khác, phát triển con ngƣời bền vững cần đƣợc hiểu là sự tiến bộ, thông qua việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Để có đƣợc chất lƣợng cuộc sống cao hơn, chúng ta cần c ó tri thức tốt hơn, có những thành tựu khoa học và công nghệ cao, khoa học xã hội và nhân văn phát triển, sự thoải mái và hạnh phúc.

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO): Phát triển nguồn nhân lực đƣợc đặc trƣng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cƣ, trong mối quan hệ phát triển của đất nƣớc.

Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Phát triển nguồn nhân lực, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con ngƣời có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến

22

tới có đƣợc việc làm hiệu quả, cũng nhƣ những thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề đƣợc hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con ngƣời.

Liên Hiệp Quốc cho rằng, phát triển NNL bao gồm: giáo dục - đào tạo và sử dụng tiềm năng con ngƣời nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Quan niệm này đã nhấn mạnh khía cạnh xã hội của vấn đề: NNL vừa là một yếu tố của sản xuất, của tăng trƣởng kinh tế và là mục tiêu của phát triển. Chú trọng đáp ứng nhu cầu của NNL về văn hóa và tinh thần, mở rộng tầm hiểu biết, cập nhật thông tin, mở rộng các mối liên hệ xã hội, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của NNL. Chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện là khi con ngƣời cả m thấy thoải mái và hạnh phúc hơn, họ sẽ làm việc hăng say hơn và tạo ra năng suất lao động cao hơn, góp phần làm cho xã hội phát triển hiệu quả và bền vững. Có quan điểm cho rằng, phát triển nguồn nhân lực: là gia tăng giá trị cho con ngƣời, cả giá trị vậ t chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng nhƣ kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con ngƣời trở thành ngƣời lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng đƣợc những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con ngƣời về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển NNL đƣợc coi “là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [12, tr.20]. Quá trình này bao gồm sự phát triển về thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con ngƣời. Trong đó nền văn hóa, truyền thống lịch sử dân

23

tộc góp phần quan trọng trong việc hun đúc nên bả n lĩnh, ý chí của mỗi ngƣời.

Nhƣ vậy, phát triển NNL là quá trình nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng từng con ngƣời lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Các phƣơng diện thể hiện phát triển NNL bao gồm: phát triển về số lƣợng và chất lƣợng: Về số lƣợng đƣợc thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi. Về chất lƣợng là sự phát triển thể hiện ở cả ba phƣơng diện: thể lực, trí lực và nhân cách. Phát triển thể lực là sự gia tăng chiều cao, trọng lƣợ ng cơ thể, tuổi thọ, sức mạnh, sự dẻo dai cơ bắp và thần kinh. Phát triển trí lực là phát triển năng lực trí tuệ của con ngƣời để nhằm đáp ứng yêu cầu của của công việc đặt ra. Phát triển nhân cách là phát triển những phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh tính tích cực hoạt động, tinh thần trách nhiệm công dân. Ba phƣơng diện trên có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời trong quá trình phát triển NNL.

Kế thừa có chọn lọc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của các nhà nghiên cứu quốc tế, từ những ngày đầu thành lập Đảng, Đảng ta đã nhận thức và phát huy cao độ nhân tố con ngƣời đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, nhận thức của Đảng về vấn đề này cũng có những khác biệt và đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã cụ thể hóa, bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ thêm một số nội dung mới. Đảng ta đã xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con ngƣời và cho con ngƣời. Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại và thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển con ngƣời mà Cƣơng lĩnh 2011 đề ra, Đảng ta nêu ra quan điểm: "Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực

24

chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Quan điểm này là sự tiếp nối tƣ tƣởng nhất quán của Đảng coi con ngƣời là chủ thể và là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng Việt Nam; mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải hƣớng tới mục tiêu nhân văn cao cả là vì con ngƣời.

Điểm mới trong tƣ duy của Đại hội Đảng lần thứ XI là, một mặt, khẳng định vai trò chủ thể của con ngƣời, mặt khác chỉ rõ để con ngƣời có điều kiện phát triển toàn diện và thực sự là chủ thể, cần phải có cơ chế thích hợp. Cơ chế đó là mở rộng dân chủ, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình. Bởi lẽ dân chủ là một trong những điều kiện căn bản nhất để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con ngƣời. Đồng thời một khi dân chủ đƣợc đảm bảo đầy đủ sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, đó là yếu tố không thể thiếu để tạo động lực phát triển đất nƣớc.

Trong Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, các tác giả Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh đƣa ra định nghĩa: “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử... Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao” [7, tr.104].

Khái niệm này chỉ quá trình phát triển nguồn nhân lực để cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cho đất nƣớc nói chung. Nếu áp dụng khái niệm này vào trong doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực là sự thay đổi về

25

số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu lao động thì sẽ có trùng lắp với một số biện pháp của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Sự thay đổi số lƣợng nhân lực có đƣợc thông qua tuyển dụng. Sự thay đổi về cơ cấu lao động đòi hỏi sự thay đổi trong bố trí nhân lực.

Tóm lại, có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa chung nhất,

đó làtổng thể các chính sách, biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực và nhân lực, đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất nhân lực của nguồn lao động để phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Các phƣơng diện thể hiện phát triển NNL bao gồm: phát triển về số lƣợng và chất lƣợng: Về số lƣợng đƣợc thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi. Về chất lƣợng là sự phát triển thể hiện ở cả ba phƣơng diện: thể lực, trí lực và nhân cách. Phát triển thể lực là sự gia tăng chiều cao, trọng lƣợ ng cơ thể, tuổi thọ, sức mạnh, sự dẻo dai cơ bắp và thần kinh. Phát triển trí lực là phát triển năng lực trí tuệ của con ngƣời để nhằm đáp ứng yêu cầu của của công việc đặt ra. Phát triển nhân cách là phát triển những phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh tính tích cực hoạt động, tinh thần trách nhiệm công dân. Ba phƣơng diện trên có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời trong quá trình phát triển NNL.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế ( Trần Thị Hương Giang ) (Trang 28)