Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của một số tỉnh,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế ( Trần Thị Hương Giang ) (Trang 53)

thành phố trong nước

1.5.1.1. Tỉnh Khánh Hoà

Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp nhƣ Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp

46

nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Yersin…. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm DL lớn của Việt Nam.

Ngoài vị thế là một trung tâm DL lớn Nha Trang (Khánh Hòa) gần đây đã trở thành điểm đến của nhiều sƣ kiện lớn của Việt Nam và Thế Giới nhƣ: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới ngƣời Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) đƣợc tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá DL Khánh Hòa với Thế giới.

Công tác đào tạo NNL DL của tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái đƣợc nhiều thành công, đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng và bƣớc đầu tăng dần tỷ trọng LĐ lành nghề, có nghiệp vụ chuyên môn về DL. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã ĐT đƣợc hơn 900 cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong ngành. Bên cạnh đó, các trƣờng trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng trong tỉnh thực hiện chƣơng trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa DL khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trƣờng, tổ chức ĐT các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành DL với gần 3.000 học viên. Các cơ sở kinh doanh DL, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch ĐT tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trƣờng tổ chức các lớp ĐT theo nhu cầu phát triển của đơn vị. Năm 2003, số lƣợng cán bộ công nhân viên phục vụ trong ngành DL của tỉnh Khánh Hòa là 4.354 ngƣời. Đến năm 2007, là 8.900 ngƣời (trong đó, học viên đƣợc đào tạo chuyên ngành DL trong các trƣờng, viện, trung tâm của tỉnh Khánh Hòa là 1.809 học viên). Năm 2010, ngành DL Khánh Hòa đón 1.500.000 lƣợt khách, nhu cầu LĐ trực tiếp là 13.500 ngƣời.

47

Quảng Ninh là một tỉnh phía Đông Bắc của Tổ quốc. Với diện tích 6.100 km2, có 3 cửa khẩu quốc gia và quốc tế, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhiều nhiều cảnh quan nổi tiếng nhƣ vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long; nhiều bãi biển đẹp nhƣ Trà Cổ, Cô Tô; gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật nhƣ Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, đình Quan Lạn..., Quảng Ninh có nhiều lợi thế so với các địa phƣơng khác để phát triển kinh tế, cả công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Vì vậy, phát triển du lịch vẫn là hƣớng đi lâu dài của tỉnh, với lợi thế "trời cho" ấy, Quảng Ninh đã đầu tƣ cơ bản cả nhân lực và vật lực, mới đạt đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế cao, đặc biệt là phát triển ngành du lịch.

Trong thời gian qua, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ về cơ sở hạ tầng của Chính phủ, các chính sách phát triển DL, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lƣợng phục vụ, DL Quảng Ninh đã có bƣớc phát triển mạnh.

Theo thống kê, tốc độ tăng trung bình của khách DL đến Quảng Ninh là 14,4%/năm; tăng trƣởng của doanh thu DL là 37%/năm. Số lƣợng phòng năm 2008 của Quảng Ninh đạt trên 12.000 phòng, công suất sử dụng đạt trên 48%. Nếu nhƣ năm 2000, lƣợng khách DL quốc tế đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 544.000 lƣợt khách, bằng 25,4% so với lƣợng khách của cả nƣớc thì đến năm 2009, Quảng Ninh đã đón trên 2.746 triệu lƣợt khách, bằng 71,9% lƣợng khách DL quốc tế so với cả nƣớc. Điều này khẳng định, Quảng Ninh là một trong những điểm DL thu hút nhiều khách quốc tế nhất Việt Nam.

Những kết quả trên xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của các cơ sở ban ngành của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã xác định nguồn nhân lực ngành Du lịch là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi chủ trƣơng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực đã đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ ở mức cao nhƣ:

48

ngành Du lịch của tỉnh đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn nhƣ: Khoa Du lịch Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Trƣờng Đại học kinh tế và Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội… mở các lớp sát với nhu cầu thực tế. Qua đó, đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ LĐ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hình ảnh DL Quảng Ninh trong thời gian qua. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh cao cấp xếp hạng từ 4 sao trở lên đã hợp tác cùng mời chuyên gia nƣớc ngoài về ĐT tại chỗ cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, nâng cao trìn độ nghiệp vụ cho họ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn về tay nghề của LĐ trực tiếp trong doanh nghiệp mình.

1.5.1.3. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy thuận lợi. Khí hậu quanh năm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và biến động thời tiết bất thƣờng. Địa hình đa dạng, cho phép tổ chức đƣợc nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, mở ra những triển vọng lớn về phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng. Là vùng đất đƣợc thiên nhiên ban tặng một địa hình thật kỳ vĩ, độc đáo với nhiều núi Lớn, bãi Sau, bãi Dâu, bãi Dứa; những di tích lịch sử, tôn giáo; rừng nguyên sinh; nguồn suối khoỏng núng. Bên cạnh những tiền năng về thiên nhiên, Bà Rịa - Vũng Tàu có những dấu ấn nhân văn đặc sắc, với 31 di tích lịch sử đƣợc xếp hạng, bao gồm các di tích lịch sử, di tích cách mạng và di tích kiến trúc. Các lễ hội văn hóa cổ truyền của Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của địa phƣơng.

Để khai thác phát triển tiềm năng du lịch, khu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện các chính sách quy hoạch và phát triển, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu lao động, giải trí

49

của du khách. Xác định nhân lực là yếu tố chính trong quá trình kinh doanh và phục vụ các dịch vụ, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng NNL cho địa phƣơng; và trở thành một trong những địa phƣơng đạt đƣợc sự ổn định trong phát triển du lịch thời gian qua.

Để kịp thời đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp bách về nhân lực cho ngành, nâng cao chất lƣợng phục vụ du khách của doanh nghiệp, tỉnh đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện Đề án “Kế hoạch và tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2004- 2006” và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng.

Qua hơn 5 năm thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, với các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng của tỉnh nhƣ Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, Ban Quản lý các Khu Du lịch Vũng tàu… đã tổ chức đƣợc 79 khoá đào tạo, bồi dƣỡng các chuyên môn, nghiệp vụ cho trên 6.200 lƣợt lao động. Hầu hết tập trung đào tạo các nghiệp vụ nhƣ kỹ thuật phục vụ Buồng, Bàn, Quản lý Nhà hàng Khách sạn, quản lý Nhà nƣớc về Du lịch, Phòng cháy chữa cháy, kiến thức văn minh giao tiếp… (trong đó trên 1.000 lao động tham gia các khoá bồi dƣỡng kiến thức về văn minh giao tiếp của các ngành khác nhƣ nhân viên lái xe Taxi, nhân viên bán hàng tại các bãi tắm…).

Việc thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ nêu trên trong những năm qua ban đầu đƣợc ngân sách Tỉnh hỗ trợ về kinh phí cho công tác đào tạo của ngành. Việc tự tổ chức đào tạo bồi dƣỡng đã đƣợc các doanh nghiệp tích cực hƣởng ứng bằng việc phân công lao động hợp lý, hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho học viên và cũng bắt đầu từ năm 2007, hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng của ngành đƣợc thực hiện theo phƣơng châm xã hội hóa từng bƣớc - Doanh nghiệp chịu chi phí đào tạo, ngân sách hỗ trợ. Cùng với việc cấp chứng nhận, chứng chỉ cho các học viên các lớp ngắn hạn, dài hạn, chính quy từ đó làm cơ

50

sở lập kế hoạch sắp xếp cho ngƣời lao động cho phù hợp với nhu cầu, năng lực của từng ngƣời.

Nhìn chung, đối với lao động đƣợc đào tạo hầu hết đều đƣợc doanh nghiệp sử dụng lao động trả lƣơng theo thoả thuận, phân công lao động phù hợp với nghề đã đƣợc đào tạo. Từ việc sắp xếp, phân công hợp lý đội ngũ ngƣời lao động nhƣ nhân viên phục vụ bàn, buồng tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn đƣợc nâng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách; thái độ phục vụ, cung cách giao tiếp của đội ngũ lao động trong ngành đƣợc cải thiện. Ngoài ra, một số cán bộ - công nhân viên các ngành liên quan đã đƣợc tham gia học tập các lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý, văn minh giao tiếp, do vậy nhận thức từng bƣớc nâng lên, quan hệ giao tiếp với nhân dân và du khách gần gũi, góp phần xây dựng hình ảnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng trở nên

“ấn tượng và thân thiện” đối với khách du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế ( Trần Thị Hương Giang ) (Trang 53)