Khái niệm ngành du lịch và nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế ( Trần Thị Hương Giang ) (Trang 35)

1.2.1.1. Khái niệm ngành du lịch * Khái niệm về du lịch

Thuật ngữ du lịch đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ của nhiều nƣớc đều bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này đƣợc Latinh hóa thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh)… Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism đƣợc dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải.

Tuy nhiên do nhận thức khác nhau, góc độ nghiên cứu khác nhau mà các học giả nghiên cứu về du lịch có quan niệm khác nhau về du lịch.

Năm 1941, hai học giả Thụy Sĩ là W.Hunziker và Karff đã đƣa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư

28

trú thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến” [43, tr.6].

Guer Freuler cho rằng: “Du lịch là một hiện tượng thời đại của chúng ta dựa trên sự tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên”.

Nhà kinh tế học Kalfiotis thì lại quan niệm rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.

Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc các lĩnh vực khác nhƣ địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu đƣợc trong khái niệm du lịch. Nhà địa lý học Michaud cho rằng: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khỏe, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo” [33, tr.11].

Nhƣng trong quá trình hoạt động du lịch, ngoài việc tiếp cận với môi trƣờng thì cần phải có sự tiếp cận với cộng đồng để đảm bảo cho sự phát triển đƣợc lâu dài. Do đó, M.Coltman cho rằng: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”.

Quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie, cũng cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch” [33, tr.12].

Nhƣ vậy, với cách tiếp cận tổng hợp thì các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: khách du lịch, các doanh nghiệp cung cấp hàng

29

hóa, dịch vụ cho khách du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa du lịch, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ” [33, tr.13].

Qua các quan niệm về du lịch nhƣ trên cho thấy sự biến đổi trong nhận thức về nội dung của thuật ngữ du lịch. Bên cạnh các ý kiến cho du lịch là một hiện tƣợng xã hội, có các kiến giải du lịch nhƣ là hoạt động kinh tế. Nhiều học giả lại cố gắng gắn kết hai nội dung trên vào định nghĩa của thuật ngữ này, tức là tất cả các mối quan hệ (xã hội và kinh tế) phát sinh từ hoạt động di chuyển.

Ở Việt Nam, du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhƣng cũng đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam, du lịch đƣợc hiểu trên hai khía cạnh:

Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dƣỡng sức, tham quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch đƣợc xem xét ở góc độ cầu, góc độ ngƣời du lịch.

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nƣớc, đối với ngƣời nƣớc ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng

30

hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch đƣợc xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.

Luật Du lịch Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005 đã nêu: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Nhƣ vậy, du lịch có thể đƣợc hiểu là: sự di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cƣ trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.

Du lịch cũng là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cƣ trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

* Khái niệm về ngành du lịch

Ngày nay ngành du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với một số quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Mặc dù hoạt động du lịch đã đƣợc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ khá nhanh, song cho đến nay khái niệm du lịch đƣợc hiểu rất khác nhau tại các quốc gia. Theo Giáo sƣ, Tiến sĩ Bemeker - một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

31

Ngƣời khai phá ngành DL cận đại là Thommas Cook xuất phát từ góc độ của nhà kinh doanh DL, đã nêu ra ngành DL tức là: Để du khách thu được hứng thú tình cảm xã hội lớn nhất, tổ chức sự nghiệp để người ta đưa hết trách nhiệm lớn nhất” [26, tr.151-152].

Ngƣời Nhật Bản cho rằng ngành DL là “công nghiệp tin tức” có thể phản ảnh tình thế chính trị, nếp sống xã hội và sự giao du giữa ngƣời với ngƣời trong DL, coi trọng tiếp đãi nhiệt tình, nên gọi nghành DL là ngành “tiếp đãi hữu hảo nhiệt tình” [26, tr.152] .

Các cách nói trên chỉ là sự giải thích đơn giản, dễ hiểu đối với một số đặc điểm và tác dụng của ngành DL chứ chƣa vạch rõ đặc trƣng bản chất của ngành DL.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng của ngành DL thế giới, việc nghiên cứu của mọi ngƣời đối với ngành DL cũng không ngừng đi sâu, rất nhiều quan điểm đều có tính gợi ý mở.

Nhà DL học ngƣời Mỹ Đƣờng Nạp Đức – Lan Đức Bá Cách trong quyển Ngành DL cho rằng: “DL là ngành nghề có hàng loạt mối liên quan lẫn nhau để phục vụ du khách trong và ngoài nước. DL liên quan tới du khách, hình thức lữ hành, cung cấp ăn ở thiết bị và các sự vật khác, nó cấu thành một khái niệm tổng hợp không ngừng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh, một khái niệm đang hoàn thành và đang thống nhất” [26, tr.152].

Lợi Khắc Kha Luân Thiết – một học giả ngƣời Anh cho rằng DL là “công nghiệp giao thông”, ông cho rằng “công nghiệp giao thông có thể được coi là một bộ phận của kinh tế quốc dân, nhiệm vụ của nó là phục vụ cho du khách rời khỏi nơi thường trú đi thăm viếng nơi khác. Đó là nền kinh tế tổng hợp do nhiều ngành thương nghiệp và công nghiệp tổ hợp thành, chức năng của nó là nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách” [26, tr.152].

32

Học giả Mexico trong Ngành DL là môi giới giao lưu của loài người

luận bàn rằng: “Ngành DL có thể được xem là tổng các mối quan hệ được hình thành nên nhằm cung cấp dịch vụ và các tiện lợi khác cho du khách”

[26, tr.153].

Các định nghĩa trên đều có hai điểm tƣơng đồng: một là, cho rằng ngành DL là một sản nghiệp kinh tế có tính tổng hợp, do hàng loạt ngành liên quan cùng tổ hợp thành; hai là, cho rằng nhiệm vụ của ngành DL là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách.

Tóm lại, ngành du lịch là ngành có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tƣợng, cung cấp sản phẩm cần thiết và dịch vụ cho du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ.

Ngành du lịch là một ngành kinh tế đặc thù vì: con ngƣời vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch có ảnh hƣởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lƣợng dịch vụ, từ đó đến chất lƣợng sản phẩm du lịch. Vì vậy, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là sản phẩm về mặt tinh thần; du lịch là một trong những ngành kinh tế năng động nhất thế giới, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng; du lịch là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hoá cao, đó là đặc thù cần đƣợc nhấn mạnh trƣớc khi khởi thảo một chính sách, một chiến lƣợc phát triển hay quyết định thực hiện một dự án về du lịch; tăng cƣờng năng lực quản lý Nhà nƣớc về du lịch, cùng với việc xây dựng phƣơng án ổn định lâu dài tổ chức quản lý ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tƣơng xứng với vị thế ngành kinh tế mũi nhọn.

1.2.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch và đặc điểm của nguồn nhân lực ngành du lịch

33

Trong hoạt động DL, từ phía “cung DL” có nhiều thành phần tham gia vào hoạt động phục vụ khách DL là:

+ Tại các đầu mối giao thông: Các hoạt động phục vụ khách DL đi qua bằng phƣơng tiện giao thông đƣờng hàng không, đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển để đến điểm DL của họ đƣợc tổ chức tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù nhƣ: sân bay, nhà ga, mạng lƣới đƣờng xá, cảng, các kho nhiên liệu, các phƣơng tiện máy móc và sửa chữa,… Các dịch vụ và phƣơng tiện phục vụ khách DL bao gồm: nhà hàng, quầy bar, cơ sở lƣu trú, ngân hàng, viễn thông, các cửa hàng bán lẻ, của hàng sách…, và hoạt động của một số cơ quan QLNN liên quan đến phục vụ khách DL nhƣ: biên phòng, xuất nhập cảnh, hải quan cũng đƣợc tổ chức tại đây.

+ Tại điểm đến DL:

- Hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ DL tuyến trƣớc hay các doanh nghiệp có giao dịch trực tiếp với du khách bao gồm: Dịch vụ lƣu trú - KS , nhà nghỉ, khu nghỉ mát; dịch vụ ăn uống - nhà hàng, quán Bar; dịch vụ vui chơi giải trí - các phƣơng tiện thể thao, rạp hát, sòng bạc, công viên giải trí, viện bảo tàng, các sự kiện và hoạt động lễ hội; dịch vụ lữ hành, vận chuyển-các hãng lữ hành, phòng bán vé hàng không, xe tuyến, tàu hỏa, tàu thủy, taxi, xe cho thuê.

- Hoạt động của các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ DL tuyến sau bao gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp phục vụ DL tuyến trƣớc nhƣ: công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo, công ty bia rƣợu, nƣớc giải khát, công ty phát hành thẻ tín dụng , công ty vận tải, thƣơng ma ̣i bán buôn, bán lẻ hàng hóa, vệ sinh môi trƣờng, cung cấp điện, nƣớc, kỹ thuật, sức khỏe, y tế…

- Hoạt động của các cơ quan QLNN chuyên ngành có liên quan đến hoạch định chính sách, điều hành, kiểm soát, quản lý các dịch vụ phục vụ DL

34

nhƣ: cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa…

- Hoạt động của cộng đồng dân cƣ liên quan đến phục vụ DL, nhƣ: các gia đình, cá nhân, các tổ chức cộng đồng của dân tộc ít ngƣời tham gia quá trình phục vụ khách DL một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Hoạt động của các đơn vị ĐT cung cấp NNL cho các doanh nghiệp DL tuyến trƣớc và tuyến sau.

Tóm lại, NNL ngành DL đƣợc hiểu là lực lượng LĐ tham gia vào quá trình phát triển DL, bao gồm LĐ trực tiếp và LĐ gián tiếp. LĐ trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách DL nhƣ trong KS, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách DL, cơ quan quản lý DL,… LĐ gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách DL nhƣ: cung ứng thực phẩm cho KS nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách DL, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển DL, ĐT nhân lực DL, xây dựng KS, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách DL…

* Đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành du lịch:

Xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực du lịch có thể chia thành 3 nhóm với những đặc điểm khác nhau:

- Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nƣớc về du lịch: Nhóm này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phƣơng, tham mƣu hoạch định chính sách phát triển du lịch. Họ đại diện cho Nhà nƣớc để hƣớng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.

35

là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, tác động lớn đến chất lƣợng và số lƣợng của nguồn nhân lực ngành du lịch hiện tại và trong tƣơng lai.

- Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch: Nhóm lao động này chiếm số lƣợng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành du lịch và cần đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng nhất. Nhóm này có một số đặc điểm riêng là:

+ Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ LĐ nữ cao hơn so với LĐ nam: xuất phát từ tính đặc thù của ngành DL đòi hỏi phải có lực lƣợng LĐ có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lƣợng LĐ có cơ cấu độ tuổi trẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế ( Trần Thị Hương Giang ) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)