Nhận xét chung về tình hình phát triển của ngành Du lịch tỉnh Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế ( Trần Thị Hương Giang ) (Trang 75)

điểm là Pháp, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và Đông Bắc Á thông qua các ấn phẩm quảng bá du lịch đƣợc thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Trung với nội dung, hình ảnh phong phú , phù hợp với đặc điểm của từng thị trƣờng . Trong năm 2012, Ninh Bình đã tham gia hội chợ Du lịch quốc tế Thailand Travel Mart Plus (TTM+) tổ chức ở Thái Lan ; Tham gia chƣơng trình phát đô ̣ng thị trƣờng và hội chợ du lịch quốc tế JATA tại Nhật Bản… Tại đây, Ninh Bình tập trung quảng bá về Quần thể danh thắng Tràng An với những giá trị thẩm mỹ , địa chất và địa mạo có giá trị nổi bật toàn cầu . Bên cạnh đó, những hình ảnh đặc sắc , tiêu biểu về du lịch văn hoá và du lịch sinh thái của Ninh Bình cũng đƣợc giới thiệu thông qua các ấn phẩm nhƣ: tâ ̣p gấp bằng tiếng Nhâ ̣t , Anh, Pháp; bản đồ du lịch Ninh Bình ; sách hƣớng dẫn du lịch; sách ảnh du lịch Ninh Bình ; đĩa CDROM giới thiê ̣u về du lịch Ninh Bình…

2.1.3. Nhận xét chung về tình hình phát triển của ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình Bình

2.1.3.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, cùng với du lịch cả nƣớc, du lịch Ninh Bình đã thực sự khởi sắc và có những bƣớc phát triển toàn diện, vững chắc với vai trò là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Kết quả hoạt động du lịch Ninh Bình đã phát huy đƣợc tiềm năng và lợi thế đặc thù về du lịch văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh… đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh

68

tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu của tỉnh với tỷ trọng GDP du lịch ngày càng tăng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Cơ sở hạ tầng tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, đã thu hút khá nhiều nguồn vốn trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ vào các dự án du lịch, tạo điều kiện khai thác, phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh. Số cơ sở kinh doanh du lịch, các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển với xu hƣớng đầu tƣ chiều sâu và quy mô lớn.

Kết quả hoạt động du lịch Ninh Bình đã phát huy đƣợc tiềm năng và lợi thế đặc thù về du lịch biển, du lịch văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh, qua đó đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu của tỉnh với tỷ trọng GDP du lịch ngày càng tăng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc tăng cƣờng, hoàn thiện. Các chính sách, luật pháp liên quan đến công tác quản lý và kinh doanh du lịch đã từng bƣớc đƣợc xây dựng và ban hành. Các mặt công tác quy hoạch, công tác xúc tiến quảng bá du lịch và phát triển du lịch văn hoá, công tác đào tạo và phát triển nhân lực đã đƣợc quan tâm và đẩy mạnh.

2.1.3.2. Hạn chế

Tuy nhiên, để phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình vẫn còn những tồn tại cần đƣợc khắc phục:

- Công tác đầu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch vẫn chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, tiến độ đầu tƣ chậm làm ảnh hƣởng đến kế hoạch đầu tƣ và phát triển của tỉnh.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của ngành trong thời gian tới, cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển chƣa cân đối, thiếu các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, trung tâm Hội nghị, triển lãm nghệ thuật với quy mô đủ lớn để tổ chức các sự kiện quốc

69

gia và quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ DL (cấp thoát nƣớc, cấp điện, bƣu chính viễn thông…) tuy thời gian gần đây đã đƣợc chú trọng đầu tƣ nhƣng nhìn chung vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, một số khu vực vẫn chƣa đƣợc cấp nƣớc sạch sinh hoạt, một số khu vực sóng di động rất yếu… Hệ thống dịch vụ y tế, bảo hiểm… chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách DL.

- Tốc độ phát triển dịch vụ - du lịch nhanh nhƣng chƣa vững chắc, chủ yếu phát triển về lƣợng, chƣa có nhiều bƣớc đột phá về chất. Sự bùng phát quá nhanh của các cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động chƣa cao.

- Cùng với sự tăng trƣởng của ngành du lịch, đã diễn ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề và chuyên môn cao. Nhiều lao động trong ngành du lịch hiện chƣa có chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp và đang rất cần đƣợc đào tạo lại.

- Công tác quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động du lịch còn nhiều bất cập, chức năng của các ban, ngành còn chồng chéo. Tình trạng giá cả dịch vụ tăng, chất lƣợng dịch vụ kém còn diễn ra vào các dịp lễ, tết…

2.1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Ngành du lịch tỉnh Ninh Bình vừa bƣớc vào giai đoạn đầu của sự phát triển nên việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng còn chƣa đồng bộ, chƣa có các chính sách, giải pháp chƣa kịp thời, chƣa đầu tƣ đúng về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển ngành du lịch.

- Một số doanh nghiệp du lịch chƣa có đội ngũ giám đốc nhân sự có tính chuyên nghiệp cao; chƣa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động, vẫn còn tình trạng lao động chuyển từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác.

70

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình hiện nay

Trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Ninh Bình chủ động tham mƣu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo trong công tác quản lý và hoạt động chuyên môn của ngành. Đặc biệt, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã tham mƣu tỉnh ủy Ninh Bình ra nghị quyết 15/NQ-TU về phát triển du lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Cho đến nay, số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhan lực du lịch Ninh Bình nói chung và nguồn nhân lực du lịch văn hóa nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể.

2.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực

Đến nay cùng với sự phát triển du lịch của tỉnh, ngày càng có nhiều các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch xuất hiện, nguồn nhân lực trong ngành du lịch Ninh Bình cũng đã có bƣớc tăng trƣởng đáng kể.

71

Bảng 2.4: Nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình giai đoạn từ năm 2005 – 2012 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Lao động du lịch Ngƣời 5.750 5.900 6.150 6.800 7.500 8.550 10.100 11.200 Trong đó: 2 Lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch Ngƣời 650 916 960 1.075 1.359 1.892 2.201 2.300 3 Lao động tham gia các dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch Ngƣời 5.100 4.984 5.190 5.725 6.141 6.658 7.899 8.700 4 Thu nhập bình quân 1ao động/tháng VNĐ 750 800 1.200 1.600 1.900 2.200 2.500

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, năm 2012.

Tính đến hết năm 2012, số lƣợng lao động ngành du lịch Ninh Bình tăng gần gấp đôi so với năm 2005. Thu nhập của lao động du lịch cũng tăng lên gấp 3,5 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trƣởng lao động trong giai đoạn này là 11,97%, trong khi tốc độ tăng trƣởng của ngành là 23,9%. Có thể thấy, trong giai đoạn này, sự tăng trƣởng về nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về số lƣợng.

Năm 2012, nhân lực trong ngành du lịch Ninh Bình có khoảng trên 11.000 ngƣời, trong đó số lƣợng lao trực tiếp khoảng 2.300 ngƣời; gián tiếp khoảng 8.700 ngƣời).

72

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì hàng năm LĐ trong ngành DL có xu hƣớng tăng đều. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trƣởng đó là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh DL. DL phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác của tỉnh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn LĐ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời góp phần tăng tổng GDP của xã hội.

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

Đối với lao động tại các doanh nghiệp du lịch:

- Về giới tính, độ tuổi:

+ Cán bộ quản lý: nam chiếm đa số (69%), phần lớn trong độ tuổi 30 - 50. + Nhân viên: Đặc thù nghề nghiệp của ngành du lịch có nhiều vị trí công việc cần lao động nữ là chủ yếu nhƣ phục vụ buồng phòng, lễ tân, phục vụ ăn uống, vì vậy lao động trong ngành du lịch nữ thƣờng chiếm tỷ trọng lớn. Qua khảo sát điều tra, tỷ lệ lao động nữ trong ngành du lịch Ninh Bình chiếm khoảng 52%, lao động nam chiếm khoảng gần 48%, điều đó cũng cho thấy rằng lao động trong ngành du lịch phù hợp với lao động nữ.

Bảng 2.5: Cơ cấu LĐ theo giới tính trong các cơ sở lƣu trú ở tỉnh Ninh Bình Số CSLT ( cơ sở) Tổng số LĐ (Ngƣời) Nam Nữ Ngƣời Tỷ lệ (%) Ngƣời Tỷ lệ (%) 45 2.025 972 48 1.053 52

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình.

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ LĐ nữ trong ngành DL Ninh Bình cao hơn LĐ nam. Trong 45 cơ sở đƣợc điều tra, có tới 1.053 LĐ nữ trong tổng số

73

2.025 LĐ, chiếm 52%, còn lại 48% LĐ là nam giới. Tỷ lệ chênh lệch giữa LĐ nam và LĐ nữ không quá cao (< 10%) thể hiện nhu cầu LĐ nam và nữ tƣơng đối đồng đều. Con số này còn phản ánh rõ đặc điểm của LĐ trong ngành DL của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, đó là LĐ trong ngành DL phù hợp với LĐ nữ.

Độ tuổi trung bình LĐ trong ngành DL Ninh Bình là từ 25 – 35 tuổi và cán bộ quản lý doanh nghiệp lữ hành đa số ở độ tuổi 30 – 40 tuổi. Nhìn chung, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch phát triển theo hƣớng tinh gọn, trẻ hóa. Lực lƣợng cán bộ quản lý nằm trong độ tuổi trẻ ngày càng tăng. Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo về chuyên môn khá đa dạng: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên…

Phần lớn cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch có trình độ đại học và trên đại học. Đây là đội ngũ có trình độ cao, có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch của Ninh Bình, tham mƣu cho các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc đề ra chính sách, đƣờng lối phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả, đồng thời hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch.

Độ tuổi LĐ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của một DN. Ở mỗi độ tuổi khác nhau có mức độ ảnh hƣởng tới công việc là khác nhau. Đối với LĐ trẻ, họ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhƣng họ lại thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngƣợc lại, đối với LĐ có thâm niên, họ có kinh nghiệm trong công tác nhƣng lại thiếu tính năng động, linh hoạt trong công việc, đồng thời họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp

74

thu những kiến thức mới. Chính vì vậy, cơ cấu LĐ theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của mỗi DN.

Dƣới 24 tuổi Từ 24 - 41 tuổi Từ 41- 55 tuổi Trên 55 tuổi

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu LĐ theo độ tuổi trong các CSLT đƣợc điều tra tháng 3 – 2014

Đơn vị: %

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014.

Qua Biểu đồ 2.2 cho thấy, cơ cấu LĐ của ngành DL tỉnh Ninh Bình có xu hƣớng trẻ hóa dần, nhóm LĐ có độ tuổi từ 24 – 41 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất với 67,54%, nhóm LĐ có độ tuổi từ trên 41 đến 55 tuổi chiếm 22,48%, nhóm LĐ có độ tuổi trên 55 tuổi chỉ chiếm 7,23%, thấp nhất là nhóm LĐ có độ tuổi dƣới 24 tuổi với 2,75%. Nhƣ vậy, có thể nói rằng với cơ cấu LĐ nhƣ trên là phù hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của ngành DL, góp phần thành công vào quá trình thực hiện trẻ hóa, năng động hóa ngành DL của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung.

* Phân theo ngành nghề

Theo số liệu thống kê của Sở VHTT & DL tỉnh Ninh Bình, đến cuối năm 2013 số lƣợng LĐ làm việc trong các CSLT chiếm tỷ trọng cao nhất 89,4%, LĐ làm việc trong lĩnh vực lữ hành chiếm 6,7%, thấp nhất là LĐ làm việc trong lĩnh vực vận chuyển khách, chiếm 3,9%.

2,75%

7,23% 22,48%

% 67,54%

75 89.4 6.7 3.9 Cơ sở lƣu trú Vận chuyển khách Lữ hành

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu LĐ phân theo nghề nghiệp của tỉnh Ninh Bình năm 2013

Đơn vị: %

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình

Tỷ lệ LĐ trong các CSLT là cao nhất, tƣơng xứng với sự gia tăng của các đơn vị lƣu trú qua các năm. Tỷ lệ LĐ lữ hành và vận chuyển khách chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số LĐ hoạt động trong ngành DL phản ánh một cách chính xác về thực trạng phát triển ngành kinh doanh lữ hành của tỉnh còn hạn chế và khó khăn.

Trong tổng số 200 LĐ trong các CSLT đƣợc điều tra, LĐ phục vụ buồng phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,63%. Tiếp đến là LĐ phục vụ trong nhà hàng – bar, chiếm 16,24%, LĐ tại bộ phận lễ tân chiếm 16,67%, LĐ chế biến món ăn chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,85%.

76 13.41 17.67 16.24 7.85 25.63 20.06 Lao động khác Quản lý Lễ tân khách sạn Nghiệp vụ nhà hàng - bar Nghiệp vụ chế biến món ăn Nghiệp vụ buồng phòng

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu LĐ trực tiếp theo ngành nghề trong các CSLT đƣợc điều tra

Đơn vị: %

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2014 tại Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Bình.

Số LĐ còn lại chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao là bộ phận quản lý với 20,06% và LĐ khác (bảo vệ, bảo trì,…) chiếm 13,41%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào các loại hình KS (1 sao, 2 sao,…). Mỗi loại hình KS sẽ có cơ cấu LĐ theo ngành nghề phù hợp với loại hình kinh doanh của mình để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Nhƣ vậy, qua số liệu thống kê của Sở VHTT & DL Ninh Bình cũng nhƣ số liệu điều tra thực tế, có thể thấy rằng số lƣợng LĐ trong ngành DL có xu hƣớng tăng lên và nhu cầu về NNL DL ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT – XH nói chung và phát triển DL nói riêng của tỉnh Ninh Bình.

2.2.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Đội ngũ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm du lịch cho khách hàng, khách hàng có hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào chất lƣợng của đội ngũ lao động bởi vì chất lƣợng lao động tốt mới tạo ra đƣợc sản phẩm du lịch tốt.

Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đánh giá căn cứ vào các tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ và sức khoẻ của lao động. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, việc phân tích thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Kinh tế ( Trần Thị Hương Giang ) (Trang 75)