Những phương hướng chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 54)

2.1. Tận dụng mọi cơ hội thuận lợi trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; tập trung phát huy mọi nguồn lực, các lợi thế so sánh nhằm nâng cao năng lực tập trung phát huy mọi nguồn lực, các lợi thế so sánh nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra các loại gạo Việt Nam có thương hiệu

Quán triệt phương hướng này cần phải có chiến lược chủ động hội nhập để chủ động nắm bắt cơ hội, giảm thiểu chi phí và rủi ro. Vì thế, yêu cầu mỗi chủ thể kinh doanh lúa gạo phải xây dựng và thực hiện cho được chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược cạnh tranh vừa dựa trên việc duy trì phát huy các lợi thế cạnh tranh tĩnh, vừa nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng chiến lược cạnh tranh dựa trên lợi thế cạnh tranh động. Cần phải có hàng loạt các giải pháp mang tính khả thi như: khai thác một cách hiệu quả nhất tiềm năng đất đai, khí hậu để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng; chuyển diện tích trồng lúa không hiệu quả sang trồng, nuôi cây con khác có hiệu quả hơn. Lựa chọn phát triển cơ cấu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thị trường thế giới (các loại gạo, các loại phẩm cấp gạo và cả những sản phẩm được chế biến từ gạo) thông qua việc: phát huy lợi thế so sánh của một nước nông nghiệp nhiệt đới, có nền văn minh lúa nước lâu đời; tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ một cách có lợi nhất (năng suất cao, ít chịu ảnh hưởng bất thường của thời tiết khí hậu, chi phí sản xuất và giá thành thấp…). Chú trọng những giống lúa có lợi thế cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của từng loại thị trường; khôi phục và phát triển những loại gạo đặc sản như: tám thơm, dự hương, nàng hương, nàng nhen, nếp cái hoa vàng… Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm từ gạo cho đến sản phẩm sau gạo theo yêu cầu của từng thị trường.

Xây dựng thương hiệu gạo cấp quốc gia, thương hiệu gạo cấp công ty, có đăng ký hợp pháp để được bảo hộ bằng pháp luật trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.

2.2. Coi việc đổi mới công nghệ, tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng gạo, tăng giá xuất khẩu

Tiếp tục thực hiện cuộc “Cách mạng về giống lúa”để có những bộ giống năng suất cao nhưng chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; loại bỏ những giống bị

lai tạp, những loại giống có nguy cơ thoái hóa. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo quy mô công nghiệp. Truyền bá, áp dụng những công nghệ tiên tiến sau thu hoạch như phơi sấy, xay xát, bảo quản, bao bì đóng gói nhằm giảm đáng kể tỷ lệ hao hụt, giảm tỷ lệ gạo gãy, tạp chất… Đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng, có trọng điểm nhằm tạo nên sự thay đổi căn bản trong việc nâng cao sức cạnh tranh của lúa gạo. Thực hiện tốt chính sách khuyến nông. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người sản xuất những kiến thức về khoa học quản lý, khoa học kỹ thuật; có như vậy mới có khả năng ứng xử nhanh nhậy với thị trường, tìm ra được những biện pháp thích hợp trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật năng năng suất, hạ giá thành sản phẩm để luôn chủ động tự bảo vệ mình trước những rủi ro có thể xảy ra trong cơ chế kinh tế thị trường.

2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường (bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước).

Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước vừa chú trọng thị trường trong nước, vừa ra sức mở rộng và đa dạng hóa thị trường nước ngoài thông qua những chiến lược mở rộng thị trường đến các quốc gia, các vùng lãnh thổ có nhu cầu tiêu thụ gạo của Việt Nam, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, giàu nghèo. Giữ vững thị trường truyền thống; nâng cao chất lượng, khả năng tiếp thị để len chân, tiến tới chiếm lĩnh các thị trường có tính cạnh tranh cao, sức mua lớn và đòi hỏi khắt khe về phẩm cấp như thị trường Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc châu Âu, Singapore. Mở rộng thị trường tạo điều kiện cho ngành lúa gạo Việt Nam có cơ hội giao lưu, hợp tác phát triển, nắm bắt được những tín hiệu khách quan về cung- cầu, giá cả, các định chế, các thông lệ trong buôn bán quốc tế và các điều kiện thâm nhập thị trường cụ thể của từng nước, từng khu vực, các đối thủ cạnh tranh... Trên cơ sở đó để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh vì thị trường, cho thị trường một cách hiệu quả nhất, ngăn ngừa rủi ro.

Tiếp tục xây dựng và hòan thiện thị trường gạo trong nước, đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt giữa các vùng miền, giữa các mùa vụ. Triệt để xóa bỏ tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, cắt khúc thị trường theo ranh giới hành chính, bao vây thị trường bảo vệ lợi ích cục bộ. Liên thông giữa thị trường trong nước với thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để các Doanh nghiệp vươn lên tham gia các thị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn…

2.4. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đồng thời với sự chủ động của Doanh nghiệp

Nâng cao vai trò của Nhà nước chính là hướng vào tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các Doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các hình thức can thiệp của Nhà nước bằng các hình thức gián tiếp là chủ yếu. Thực hiện xóa bỏ các hình thức bảo hộ bất hợp lý, các rào cản thương mại, cơ chế bao cấp, xin cho, phân biệt đối xử không phù hợp với thông lệ quốc tế. Kiểm soát độc quyền, liên minh độc quyền, khuyến khích cạnh tranh theo pháp luật; Cải cách hành chính thương mại theo hướng thông thoáng, công khai, minh bạch, giảm mạnh thủ tục hành chính, các quy định cấm đoán tạm thời không được luật hóa… nhằm tạo ra “sân chơi” bình đẳng, môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Phát huy vai trò quản lý của Nhà nước thông qua công tác quy hoạch sản xuất lưu thông, kế hoạch định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát huy lợi thế so sánh bám sát nhu cầu của thị trường. Hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất nghiên cứu thị trường, thâm nhập thị trường ngoài nước. Hỗ trợ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Hỗ trợ việc mở rộng thị trường bao gồm cải tạo kết cấu hạ tầng, bến cảng kho tàng, nơi mua bán… tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất và chi phí lưu thông.

Cùng với việc phát huy vai trò quản lý của Nhà nước thì Doanh nghiệp cũng phải nâng cao tính tự chủ, tính năng động sáng tạo khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược đầu tư công nghệ, tiếp nhận thông tin, xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường, hiểu biết pháp luật, đào tạo nhân lực; tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt xu thế của thị trường để có phương thức ứng xử thích hợp, tự mình chủ động lo tìm bạn hàng, thị trường; chủ động tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường; tránh tư tưởng thụ động, ỷ lại vào các cơ quan Nhà nước…

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w