Giải pháp về bảo quản, chuyên chở, bao bì đóng gó

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 60 - 61)

3. Những giải pháp đẩy mạnh xuát khẩu gạo Việt Nam

3.1.3. Giải pháp về bảo quản, chuyên chở, bao bì đóng gó

Sau khâu chế biến, khâu bảo quản những năm qua gây tỷ lệ tổn thất lớn thứ hai, với mức 3,2 – 3,9%. Những giải pháp chủ yếu cho khâu này cần theo hướng sau:

- Áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản kín, chân không các loại gạo xám trắng, gạo lật bằng cách sử dụng màng PVC trong môi trường khí CO2 hoặc khí N2 ở các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh.

- Sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng, nhưng không gây độc hại cho người và gia súc, cũng như gây nhiễm bẩn môi trường bảo quản thóc gạo ở các kho.

- Áp dụng công nghệ bảo quản mát thóc gạo ở một số cụm dự trữ quốc gia (nhiệt độ duy trì 150C).

- Sản xuất các thiết bị kho chứa chuyên dụng cỡ nhỏ, có thể cỡ 1.000 – 5.000 kg, tuỳ theo nhu cầu thực tế cụ thể và cơ động...

Bao bì đóng gói không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là để bảo vệ hàng hàng hoá mà còn là nhẵn hiệu để quảng cáo hàng hoá, hướng dẫn tiêu dùng. Nhiều khi chính bao bì đóng gói mang lại hiệu quả hơn cả chính sản phẩm bên trong. Còn khi xâm nhập vào thị trường mới chính kí mã hiệu trên bao bì là một sự hướng dẫn, quảng cáo đầy hiệu quả để sản phẩm bước đầu cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Việc gạo xuất khẩu Việt Nam bị bán thấp hơn và kém cạnh tranh hơn gạo Thái Lan cùng cấp một phần cũng do bao bì đóng gói và công tác ghi nhẵn mác kém. Ngoài ra, chính bao bì đóng gói giữ toàn vẹn chất lượng cho sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Rất nhiều trường hợp hàng nông sản Việt Nam do bao gói không tốt, nên khi huy động ra tới cảng lại phải mang về do mất mùi thơm.

Vậy giải pháp cho vấn này là gì? Trước hết là bao bì đóng gói phải làm bằng những chất liệu bền, tốt, phù hợp với từng chủng loại sản phẩm. Thứ đến là làm tốt công tác ghi nhãn mác trên bao bì sản phẩm vừa để tránh làm hàng giả vừa để quảng cáo sản phẩm của mình và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người tiêu dùng. Cụ

thể là ghi đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, đó là, tên hàng hoá; tên nước sản xuất; địa chỉ; định lượng; thành phần cấu tạo; các chỉ tiêu chất lượng; hướng dẫn sử dụng, bảo quản; ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá. Tiếp đến là xuất khẩu gạo sang nước nào thì nên ghi nhãn bằng chính tiếng nước đó, hoặc bằng tiếng Anh.

Tóm lại, nâng cao chất lượng bao bì, bao gói và làm tốt công tác ghi nhãn trên bao bì vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w