Giải pháp về giống lúa và quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 57 - 59)

3. Những giải pháp đẩy mạnh xuát khẩu gạo Việt Nam

3.1.1.Giải pháp về giống lúa và quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu

* Giải pháp về giống lúa

Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chính thức công nhận và đưa vào sản xuất trung bình hàng năm 10 giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu tốt. Năng suất lúa lai cao hơn các giống truyền thống 1,0 - 1,5tấn/ha. Có thể đánh giá tổng quát, trong tất cả các giải pháp kỹ thuật thâm canh, giải pháp giống là giải pháp thành công nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hơn trong những năm tới, cần hoàn thiện một số vấn đề sau:

Một là, ưu tiên hàng đầu cho việc tuyển các giống lúa chất lượng tốt, chú trọng các giống lúa đặc sản truyền thống của địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu, thoả mãn nhu cầu những thị trường khó tính

Hai là, hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp, đảm bảo tốt giống thuần, khắc phục tình trạng giống lai tạp, xuống cấp.

Ba là, rút ngắn hơn nữa thời gian nghiên cứu, thực nghiệm đến áp dụng đại trà, đẩy mạnh hoạt động khuyến khích nông dân để nhanh chóng chuyển giao công nghệ cho nông dân.

Bốn là, mỗi tỉnh, huyện, cần xác định cơ cấu giống tối ưu, đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài và phù hợp với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu cụ thể của mình.

* Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu

Quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu là đòi hỏi khách quan đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường thế giới về số lượng và đặc biệt là chất lượng, chủng loại và cấp loại gạo, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa một loại gạo nào

đó so với nhu cầu. Không nắm được chính xác thông tin thị trường trong bước quy hoạch tổng thể hoặc sản xuất theo lối tự phát, nghĩa là nhà xuất khẩu gạo chỉ bán cái mà mình có sẵn, chứ không phải cái mà thị trường cần, đi ngược với marketing hiện đại. Bài học thất bại mà chúng ta rút ra được trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung trong việc quy hoạch vùng chuyên canh do không xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường. Quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu còn là căn cứ để Nhà nước đầu tư có hiệu quả cho từng vùng, từng Doanh nghiệp trọng điểm, tránh sự đầu tư tràn lan, lãng phí và kém hiệu quả. Ngoài ra, nó cho phép sự phối hợp đồng bộ các hoạt động từ sản xuất đến xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh tổng hợp trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, việc quy hoạch trước hết phải đảm bảo được lợi ích thoả đáng cho người nông dân. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, việc quy hoạch sẽ không trở thành hiện thực. Do vậy, nội dung quy hoạch vùng chuyên canh cần theo những hướng cụ thể sau:

Thứ nhất, đối với vùng ĐBSCL là vùng lúa trọng điểm số một của nước ta và xuất khẩu gạo chủ yếu của cả nước. Vùng này cần tập trung chuyên canh các chủng loại lúa có chất lượng cao, khối lượng xuất khẩu lớn. Để nâng cao phẩm cấp gạo xuất khẩu, việc quy hoạch phải tính toán đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy hoạch 7 khâu liên hoàn, đó là Canh tác – Thu hoạch – Chế biến - Đóng gói – Bảo quản – Vận chuyển – Cảng khẩu, ở ngay vùng xuất khẩu trọng điểm này. Mặt khác, khi quy hoạch cần xác định phương hướng tăng dần tỷ trọng xuất khẩu loại gạo chất lượng cao, kể cả loại gạo đặc sản như Nàng Hương, Chợ Đào...Như vậy, cùng với quy hoạch tổng thể toàn vùng 12 tỉnh lúa, cần khảo sát mặt bằng thổ nhưỡng và sinh thái cụ thể từng tỉnh để quy hoạch các tiểu vùng chuyên canh xuất khẩu cùng với các tiểu vùng canh tác lúa gạo tiêu dùng nội địa.

Thứ hai, đối với ĐBSH, đây là vùng lúa lớn thứ hai của nước ta. Bêncạnh những hạn chếđáng kể về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật, người đông,vùng này lại có những ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết, khí hậu rất thuận lợiđể phát triển các giống lúa đặc sản truyền thống nổi tiếng như Tám Thơm, Dự Hương...Đây là những sản phẩm có thể chiếm lĩnh nhanh chóng các thị trường gạo Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước NIC với mức giá cao, hiệu quả xuất khẩu lớn. Vềlâu về dài, vùng này chỉ nên chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước, chủ yếu là các loại gạo đặc sản truyền thống. Như vậy, việc quy hoạch theo các tiểuvùng ở đây cũng là một yêu cầu khách quan, giống như ở Đồng bằng sông

CửuLong. Điều đó cho phép khai thác triệt để những lợi thế chung trên toàn vùng vànhững lợi thế riêng có ở từng tiểu vùng cụ thể như vùng chuyên sản xuất – xuất khẩu gạo đặc sản truyền thống ở Nam Định, Hải Dương, Thái Bình cho thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, EU...

Thứ ba, đối với các vùng khác: Nhìn chung, những vùng này không có những tiềm năng lâu dài về xuất khẩu gạo do diện tích ít, năng suất thấp, thuỷ lợi kém, thường bị thiếu đói lương thực. Nhiệm vụ của các vùng vẫn là cố gắng phát triển sản xuất một cách hợp lý đẻ tự túcđược nhu cầu lương thực và góp phần tích cực đảm bảo bền vững an ninh lươngthực quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 57 - 59)