Giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 64 - 66)

3. Những giải pháp đẩy mạnh xuát khẩu gạo Việt Nam

3.3.2. Giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh

Nói đến giải pháp giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh tức là nói đến giải pháp về kênh phân phối gạo xuất khẩu. Về khâu này, chúng ta còn nhiều điều bất cập và cần có những giải pháp chấn chỉnh hệ thống phân phối gạo trong nước hợp lý.

Thứ nhất, tổ chức mua lúa hàng hoá kịp thời cho nông dân. Nhiều năm qua, tư thương đã đảm nhận tới 95% tổng số lương thực thu mua, xay xát phục vụ xuất

khẩu. Tư thương một mặt đóng góp tích cực vào thị trường lương thực nội địa thông thoáng, mặt khác cũng bộc lộ mặt tiêu cực trong việc ép cấp, ép giá mua thóc của nông dân mặc dù Nhà nước chủ trương giữ vững giá thóc sao cho nông dân có lợi nhuận 25 - 45%. Vì cần bán thóc để trang trải nhiều khoản chi phí, nên nông dân thường xuyên phải bán thóc với giá thấp, thiệt thòi rất lớn.

Đây là nỗi bức xúc lớn nhất đối với người nông dân, chưa kịp vui mỗi khi được mùa đã phải lo lắng về giá bán thóc...Trái lại, trong thời gian qua, hầu hết các Doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu gạo luôn bị động trong việc huy động nguồn hàng hoặc rơi vào tình trạng chờ tàu sắp sửa vào ăn hàng rồi mới đi mua gạo, nhiều khi tạo ra cảnh ùn tắc tàu ở cảng.

Vấn đề đặt ra là cần phải mua hết lúa hàng hoá dư thừa trong thời điểm thu hoạch rộ vào kho dự trữ để điều hoà cho những tháng thiếu, tức là đảm bảo ổn định được nguồn cung ứng gạo xuất khẩu đều đặn quanh năm, giải quyết được tình trạng thiếu hàng xuất khẩu và gây ùn tắc ở cảng khẩu như đã nêu trên. Vậy giải pháp nào giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ lúa hàng hoá cho nông dân?

- Khi chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch lúa, Chính phủ phân chia địa bàn cụ thể cho các Doanh nghiệp Nhà nước chuyên doanh lương thực và cục Dự trữ Quốc gia chịu trách nhiệm chính trong việc mua lúa hàng hoá.

- Sau đó, các đơn vị được phân công xuống ngay địa bàn mình phụ trách để ký kết hợp đồng nguyên tắc với những người chuyên đi mua gom lúa.

- Khi đã có hợp đồng nguyên tắc rồi, các nhà cung ứng lập phương án vay vốn tại một trong các Ngân hàng Thương mại được chỉ định ở địa phương. Ngân hàng này thiết lập quỹ tín dụng đặc biệt dành để tài trợ cho hoạt động mua lúa dự trữ.

- Đồng thời, các Doanh nghiệp cũng lập phương án vay vốn từ quỹ tín dụng đặc biệt nói trên để thanh toán tiền hàng cho các nhà cung ứng.

- Cuối cùng, khi các Doanh nghiệp tiêu thụ được gạo thì phải tiến hành giao dịch thanh toán qua ngân hàng mà mình đã vay vốn mua lúa, gạo nguyên liệu.

Thứ hai, cải tiến hệ thống lưu thông phân phối hiện nay

- Trước khi xuất khẩu, hành trình lúa gạo trải qua tất cả 5 khâu. Điều bất hợp lý nhất là khâu xay xát chế biến không đồng bộ, nên phải diễn ra 2 lần, thiếu hẳn sự phối hợp, dẫn tới thời gian kéo dài khiến cho khả năng đáp ứng nguồn hàng chậm.

- Từ người nông dân đến nhà máy xay xát cũng qua 2 khâu, làm cho thời gian mua gom lúa gạo kéo dài, tăng chi phí và hư hao. Đặc biệt, hai khâu đó do tư

thương đảm nhiệm, dễ dẫn đến tình trạng chèn ép giá nhau giữa nông dân và tư thương, đôi khi giá cao mà chất lượng không đảm bảo.

Hai điều bất hợp lý trên là nguyên nhân chính làm tăng chi phí chế biến, kéo dài thời gian và giảm hiệu quả xuất khẩu cả về mặt chớp thời cơ. Từ tồn tại đó, chúng ta cần cải tiến trên cơ sở tham khảo hệ thống lưu thông phân phối của Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w