2. Thực trạng về xuất khẩu gạo
2.3.4.2. Hoạt động hỗ trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu (quảng cáo, hội trợ triển lãm )
trợ triển lãm...)
Hội trợ triển lãm và quảng cáo đang là những công cụ rất hữu hiệu mà các Doanh nghiệp phổ biến đang dùng để giới thiệu sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp đến người tiêu dùng tại nước nhập khẩu hay nước tiêu thụ. Trong lĩnh vực quảng cáo, Doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế vượt trội về vốn và kỹ thuật so với Doanh nghiệp trong nước và hiện chiếm 80% thị phần quảng cáo trong nước. Đối với Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vừa chưa đủ kinh phí để làm như vậy vừa chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình tới đông đảo người tiêu dùng ngoài nước, hay tại nước có tiêu thụ hay nhập khẩu gạo thông qua các chương trình quảng cáo với quy mô lớn, mới chỉ làm ăn theo kiểu tự phát, chưa có chiến lược lâu dài. Trong xu thế hiện nay, hội trợ triển lãm là cách giới thiệu sản phẩm tốt nhất trực tiếp đến người tiêu dùng, qua đó còn tạo lập những mối quan hệ lâu dài với bạn hàng để ký kết những hợp đồng lớn, thường xuyên ổn định. Ngành Nông nghiệp Việt Nam mới đây mới tổ chức một vài hội trợ về sản phẩm nông nghiệp và máy móc dùng trong nông nghiệp ở trong nước. Hoặc thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức riêng buổi hội trợ về giống cây
trồng, trong đó giới thiệu các giống cây trồng mới, có năng suất cao, chất lượng tốt. Điều này giúp nông dân tiếp cận với các giống lúa mới và cách áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, tuy nhiên quy mô tổ chức còn trong phạm vi nhỏ.
Nhìn chung, cả hai hình thức này nhà xuất khẩu gạo Việt Nam chưa phát huy được hiệu quả của chúng, do vậy, sản phẩm gạo Việt Nam vẫn chủ yếu bán qua trung gian (tư thương nước ngoài), thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được đông đảo thế giới biết đến và có uy tín lớn như gạo Thái Lan. Đặc biệt, rất ít Doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp ký kết được những hợp đồng mua gạo lớn.
2.3.5. Chính sách xuất nhập khẩu gạo