Giảm chi phí sản xuất và chế biến

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 61 - 62)

3. Những giải pháp đẩy mạnh xuát khẩu gạo Việt Nam

3.2.1.Giảm chi phí sản xuất và chế biến

Ngoài lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, làm cho chi phí sản xuất của Việt Nam thấp hơn của các nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên, giá thành của ta còn cao. Do đó, cần nghiên cứu các biện pháp giảm chi phí đầu vào như:

- Giảm thuế nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, giảm thuế VAT đối với nguyên liệu sản xuất trong nước bán cho người sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Loại bỏ các chi phí không cần thiết ra khỏi giá thành, giảm các chi phí dịch vụ đầu vào như dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, điện nước, bến bãi, vận chuyển, hải quan, thanh tra, kiểm tra đến mức tối đa.

- Hạn chế nhập khẩu phân bón từ nước nước ngoài, chúng nên nghiên cứu sản xuất xuất ra những loại phân bón khác rẻ hơn để thay thế, vừa tận dụng nguồn lao động trong nước và nguồn nguyên liệu sẵn có. Ví dụ, xây dựng các nhà máy sản xuất phân bón vi sinh từ rác thải hàng ngày. Loại phân bón này vừa rẻ hơn lại vừa không gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển giống lúa mới cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt và những giống lúa ngắn ngày phù hợp với điều kiện thiên tai ở từng vùng để tránh tổn thất không đáng có.

- Để khắc phục tình trạng sản xuất phân tán và manh mún, thu gom lúa gạo ở nhiều nơi để xuất khẩu, làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí, cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung lúa gạo có quy mô lớn như đã trình bày.

Trên thực tế chi phí sản xuất của Việt Nam là thấp hơn của các nước khác, nhưng chi phí chế biến là cao hơn họ. Nguyên nhân chủ chủ yếu do khâu chế biến là khâu tổn thất nhiều nhất (với mức 4,1 – 4,5%) trong tất cả các khâu sau thu hoạch, làm tăng giá thành xuất khẩu gạo. Những giải pháp chủ yếu cho khâu này là:

- Kiểm tra lại toàn bộ các cơ sở xay xát hiện có trong cả nước bao gồm của cả quốc doanh và tư nhân nhằm biết được hiện trạng của từng cơ sở để từ đó:

+ Loại bỏ những loại máy xay xát quá cũ, lạc hậu, năng suất thấp.

+ Tận dụng tối đa số máy vẫn còn trong tình trạng sử dụng được bằng việc đầu tư, nâng cấp, cải tiến hay bổ sung theo hướng hiện đại.

+ Quy hoạch lại những cơ sở xay xát trong từng vùng tránh tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu dẫn đến thời điểm này, vùng này thì máy móc khai thác không hết công suất; còn vùng khác, thời điểm khác thì máy móc lại không đủ công suất.

- Tiến tới hiện đại hoá dần toàn bộ từ khâu sản xuất, chế biến và thị trường phải gắn liền nhau.

- Cải tiến hệ thống kênh phân phối gạo xuất khẩu hiện nay dựa trên cơ sở hệ thống phân phối của Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 61 - 62)