Củng cố và nâng cao vai trò cảu Hiệp hội Lươngthực Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 70)

3. Những giải pháp đẩy mạnh xuát khẩu gạo Việt Nam

3.5.3. Củng cố và nâng cao vai trò cảu Hiệp hội Lươngthực Việt Nam

Củng cố tổ chức của Hiệp hội hiện nay, xây dựng quy chế hoạt động bảo đảm để Hiệp hội thực sự là một tổ chức có ích đối với Doanh nghiệp. Hiệp hội phải vươn lên, nâng cao năng lực hoạt động để hỗ trợ Chính phủ hoạch định chính sách thương mại gạo và các chính sách hỗ trợ khác. Thực hiện việc cung ứng các dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng; hoạt động tuyên truyền, đối ngoại và tổ chức

thị trường như tổ chức trung tâm mua bán gạo, tổ chức các hội trợ triễn lãm… và đáng chú ý là phải phấn đấu để trở thành người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và cả lợi ích của Doanh nghiệp trong tranh tụng quốc tế.

Các nhiệm vụ cụ thể của Hiệp hội phải được tiến hành cụ thể như sau để đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của các thành viên:

• Cung cấp thông tin về chính sách và luật pháp của Nhà nước.

• Tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn.

• Cung cấp thông tin thị trường.

• Đề xuất và góp ý với Chính phủ về xây dựng và hoàn thiện chính sách.

• Hỗ trợ xây dựng và phát triển uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

• Hỗ trợ các dịch vụ tiếp cận thị trường xuất khẩu.

• Đại diện và bảo về quyền lợi hợp pháp của các thành viên.

• Mở rộng và phát triển quan hệ với các tổ chức có liên quan trên thế giới và tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế đầu tư kỹ thuật, công nghệ… cho sản xuất lúa gạo.

• Hỗ trợ phát triển các quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các thành viên.

• Tư vấn cơ hội kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn; công nghệ và kỹ thuật…

thể xuất khẩu. Như vậy, khả năng huy động sản lượng gạo cho xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn, ngay cả trong trường hợp sản lượng sản xuất tăng thấp hơn giai đoạn trước. Hơn nữa chất lượng gạo xuất khẩu hiện nay cũng đang được Việt Nam quan tâm nhiều hơn cả từ lựa chọn giống mới và đầu tư thiết bị chế biến.

Chuyên đề này phân tích rõ những nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam; kiến nghị việc tăng cường xuất khẩu gạo Việt Nam là đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế nước ta; làm rõ thực trạng hoạt động xuất khẩu của gạo Việt Nam, trên cơ sở đó có những tổng kết tương đối toàn diện, cụ thể về những thành tựu, những tồn tại và hạn chế, những nguyên nhân của thành công và tồn tại trong lĩnh vực xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam

Việc khẳng định và phát huy ngày càng cao hơn nữa vị thế là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới dựa trên những thế mạnh và tiềm năng sẵn có cùng các chủ trương, chính sách kịp thời là một hướng đi đặc biệt cần thiết.

Chính vì vậy, đề tài xuất khẩu gạo vẫn luôn là nhiệm vụ quan trọng cho việc mở rộng thêm thị phần và sản xuất những loại gạo chất lượng cao, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của thế giới, góp phần không nhỏ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Từ những phân tích trên đây, ta có thể khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay là rất cần thiết; song điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành cũng như các Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo để tạo điều kiện đẩy nhanh hơn nữa hiệu quả của việc xuất khẩu mặt hàng này.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Ths. Bùi Đức Tuân và các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và phát triển, cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện của tập thể cán bộ Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, đặc biệt là anh Nguyễn Xuân Trường đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w