Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 46 - 51)

4.1 Những tồn tại của xuất khẩu gạo Việt Nam 4.1.1. Chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo cao 4.1.1. Chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo cao

Tuy giá thành sản xuất thóc, gạo thấp; hệ số chi phí sử dụng nguồn lực nội địa có hiệu quả, nhưng chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo cao: Chi phí cho một tầu gạo 10.000 tấn ở BangKok là 20.000 USD (dựa trên sông suất bốc xếp 2000 T/ngày) thời gian neo tàu 5 ngày và đơn giá tính cảng phí 4000 USD/ngày. Trong khi cảng phí cho 1 tầu gạo tương tự ở Sài Gòn là 40.000 USD (vì công suất bốc xếp chỉ có 1000 T/ngày)

Chi phí cảng: Chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các cho phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn 40.000 USD/tấn, công suất 10.000 tấn, tức là vào khoảng 4-5 USD/tấn, chiếm tới 1,6% giá xuất khẩu gạo. Trong khi đó chi phí này tại BăngKok chỉ bằng một nửa so với Việt Nam

Giá bán gạo thường thấp hơn các nước, do đó đã làm giảm hiệu quả trong xuất khẩu.

4.1.2 . Chủng loại, mẫu mã còn đơn điệu, chưa đa dạng hóa mặt hàng, nhất là các sản phẩm chế biến sau gạo. là các sản phẩm chế biến sau gạo.

Chưa chế biến được các loại gạo cao cấp hơn mức 5% tấm như: gạo nguyên 100%, gạo đồ, gạo sấy, các loại tấm A, super… Mặt khác, các yếu tố như bao bì, điều kiện đóng gói, kỹ thuật bảo quản chưa tốt.

4.2.3 Khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp còn yếu, kinh nghiệm thương trường non thương trường non

Khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp còn yếu, kinh nghiệm thương trường non; còn hạn chế nhiều về khả năng hiểu biết cạnh tranh, tiếp cận thị trường, thông tin, nguồn vốn, lao động, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu.

Các kênh lưu thông lúa gạo hoạt động còn lộn xộn, nhiều công đoạn chồng chéo; tình trạng tranh mua ở trong nước làm giá tăng, tranh bán cho khách hàng ở nước ngoài làm giá giảm chưa được khắc phục có hiệu quả.

Hiện nay các đối thủ chính trên thị trường xuất khẩu gạo đối với Việt Nam là: Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ… Mặc dù ta là nước xuất khẩu gạo lớn nhưng thị trường những năm qua chủ yếu là thị trường dễ tính và tính cạnh tranh chưa cao như: các nước ở châu Á (khoảng 50%), châu Phi và Trung Đông. Gạo Việt Nam chưa chiếm được vị trí quan trọng tại những thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Singapore, vì xét về phẩm cấp thì chất lượng gạo của Việt Nam không bằng của Thái Lan… Đáng chú ý là, tuy Việt Nam đã có thị trường xuất khẩu gạo nhưng chưa vững chắc bởi chưa thâm nhập được những thị trường lớn có khối lượng tiêu thụ lớn, ổn định; nhiều khi vẫn còn phải bán qua trung gian.

4.2.4. Chất lượng gạo xuất khẩu và thương hiệu sản phẩm chưa được bạn bè quốc tế đánh giá cao, nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, Tâu Âu, Hồng quốc tế đánh giá cao, nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, Tâu Âu, Hồng Kông, Singapore

Thương hiệu là một tài sản có giá trị, thậm chí hơn cả tài sản hữu hình của Doanh nghiệp hay là phần hồn của Doanh nghiệp. Hiện rất nhiều Doanh nghiệp đã ý thức được vấn đề này và đã đầu tư khá lớn cả về thời gian và tiền bạc để xây dựng, khuyếch trương thương hiệu, cùng với nâng cao chất lượng, giữ uy tín sản phẩm khiến cho hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị phần ngày càng tăng ở trong và ngoài nước như sản phẩm May 10, bánh đậu xanh Quê Hương. Đối với mặt hàng gạo cũng vậy, trước đây gạo Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu riêng mà chỉ

có tên chung là “gạo trắng Việt Nam”. Thực trạng đó gây thiệt thòi lớn cho sản phẩm gạo bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, trong khi chất lượng gạo Việt Nam cũng tương đương với gạo nhiều nước xuất khẩu khác. Trên thực tế, với những nhãn mác, thương hiệu, tiêu chuẩn đã được đăng ký rõ ràng, giá xuất khẩu, chào bán của gạo Thái Lan thường cao hơn của gạo cùng phẩm cấp Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu qua trung gian, sau đó để thương nhân nước ngoài mua về và gia công đôi chút rồi biến nó thành sản phẩm của họ với một thương hiệu khác, vô hình chung, ta đã đánh mất phần tài sản quý giá của mình. Như vậy, để nâng sức cạnh của mặt hàng gạo nói riêng và hàng hoá nói chung, các Doanh nghiệp cũng nên đầu tư thoả đáng vào việc xây dựng, duy trì, phát triển và tôn tạo thương hiệu, nâng cao uy tín cho sản phẩm. Đó là cách tốt nhất để giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu của mình

Trên thực tế, giống lúa được coi là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp đến chất lượng sản phẩm gạo. Với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất lượng gạo khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ thường, gạo thơm, gạo dẻo, gạo hạt dài, gạo hạt ngắn hạt...Do vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá các loại giống lúa và chủng loại khác nhau nhằm mục tiêu vừa nâng cao chất lượng gạo vừa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú. Ví dụ, người Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản...ưa dùng loại gạo hạt dài, chất lượng cao; còn người Trung Quốc, Ôxtrâylia, Hàn Quốc...ưa dùng loại gạo hạt trong, dẻo; một số thị trường cấp cao thích gạo thơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao...Đối chiếu với Việt Nam, chúng ta nhận thấy sự đa dạng về chủng loại gạo xuất khẩu của ta còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được thế mạnh vốn có của mình. Đó là chúng ta có những giống lúa thơm đặc sản truyền thống nổi tiếng như Tám thơm, Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng...., nhưng tỷ trọng loại gạo này trong tổng số xuất khẩu của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, xuất khẩu loại này vừa thu được lợi nhuận lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao vì số lượng ít nhưng kim ngạch cao. Điều này đòi hỏi Việt Nam nỗ lực đa dạng hoá chủng loại và cơ cấu gạo xuất khẩu hơn nữa để có thể mở rộng thị trường có hiệu quả.

Phẩm chất gạo bao gồm các tiêu thức cơ bản sau: mùi vị (mùi thơm), dẻo, dễ hấp thụ, giá trị dinh dưỡng cao, “sạch”...Các tiêu thức này trước hết phụ thuộc vào giống lúa vì với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho những phẩm chất gạo khác nhau. Chẳng hạn, giống lúa thơm đặc sản nổi tiếng của Việt Nam như Tám thơm, Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng....cho hạt cơm dẻo, mềm, vị đậm và ngon,

giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ, mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cũng loại gạo đặc sản Mali của Thái Lan lại chỉ có mùi vị thơm thoảng nhẹ. Lúa nếp cho phẩm chất gạo khác với giống lúa tẻ, tương tự giống gạo tẻ thường cũng cho phẩm chất khác với phẩm chất của gạo dẻo...

Hơn nữa, phẩm chất của gạo cũng thường xuyên bị thay đổi theo thổ nhưỡng, khí hậu, độ thuần chủng...Thông thường những giống lúa tự nhiên cho phẩm chất cao hơn những giống lúa đã được lai tạo. Và giống lúa cho phẩm chất cao, mùi thơm ngon, bán giá cao hơn; và giống lúa được lai tạo cho phẩm chất gạo kém hơn, bán giá rẻ hơn (giá gạo đặc sản thường gấp 2 - 3 lần giá gạo đại trà hay gạo đặc sản truyền thống của Việt Nam bán ở Mỹ ). Những loại gạo có phẩm chất cao chủ yếu được tiêu thụ ở những nước phát triển có thu nhập cao như Mỹ, Tây Âu, thứ đến những nước NICS ở châu Á như: Hồng Kông, Singapore.

4.2.5. Thị trường xuất khẩu còn kém hiệu quả

Thu mua chưa đáp ứng nhu cầu, mạng tính tự phát. Thị trường xuất khẩu gạo tuy tăng cao và nhanh và về sản lượng nhưng chưa đạt hiệu quả tương xứng. Vì vậy khi nhu cầu thị trường thế giới tăng cao hoặc giảm thấp thì DN lương thực rất bị động. Khi tăng thì đổ xô gom gạo, kích thích tâm lý găm hàng chờ giá lên của thương nhân và nông dân. Khi giá xuống thì các Doanh nghiệp thi nhau chào giá nên càng hạ thêm. Bên cạnh đó, mảng dịch vụ cho thị trường lúa gạo còn yếu kém. Nhiều chi phí về dịch vụ đi kèm xuất khẩu như bốc xếp, xay xát, vận tải…đều đắt đỏ nhất là mỗi khi có nhu cầu xuất khẩu dồn dập làm giá thành xuất khẩu gạo cao. Chưa kể, nếu như ở Thái Lan việc thu mua gạo cho xuất khẩu hoặc mua buôn có thị trường giao dịch rõ ràng thì ở ta với đặc điểm canh tác manh mún, dàn trải, chất lượng không đồng đều, việc gom hàng xuất khẩu hay mua buôn rất vất vả và không đảm bảo chất lượng cũng như số lượng. Mạng lưới các cơ sở xay xát, khả năng bốc xếp hàng tại cửa khẩu, mạng lưới thu mua,…đều chưa đáp ứng được yêu cầu giao nhanh lô hàng từ vài ngàn tấn trở lên. Khâu chế biến gạo xuất khẩu phổ động là tự phát, mạnh ai nấy làm, ai cũng có thể tham gia được, không có sự chuyên nghiệp nên không đầu tư, đổi mới công nghệ cũng như thiếu kinh nghiệm quản lý, từ thu, mua, xay xát, vận chuyển, giao gạo xuống lòng tàu…đều trong tình trạng này. Cơ chế chỉ định đầu mối và phân giao hạn ngạch xuất khẩu mang nặng tính xin – cho đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với cơ chế thị trường hoạt động nhiều năm nay đối với mặt hàng lúa gạo. Cơ chế hoạt động và tổ chức thị trường yếu kém: Bảo hộ đối với các Doanh nghiệp kinh doanh lương thực giảm dần nên việc kinh doanh của

các Doanh nghiệp này phụ thuộc vào ý chí của chủ Doanh nghiệp mà họ là những người ít kinh nghiệm quản lý, nhận thức về công nghệ còn yếu, vốn thì thiếu nên thường hành xử theo lối ăn xổi, mua nhanh bán nhanh, không chú trọng tới việc tổ chức thị trường theo cách bài bản. Khi giá tăng thì cả tư thương và Doanh nghiệp tranh mua, tranh bán, tạo các cơn sốt giá tức thì, không bên nào được lợi. Điều này dẫn tới thế và lực của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế cũng rất yếu mặc dù về sản lượng xuất khẩu thì Việt Nam cũng là một cường quốc xuất khẩu gạo. Một vấn đề nữa đó là Doanh nghiệp xuất khẩu gạo không mua lúa. Nông dân chỉ có thể bán, nhưng Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ mua gạo thành phẩm của các Doanh nghiệp chế biến động. Giữa nông dân với các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo còn một khoảng cách xa. Cho nên, Chính phủ nhiều lần có các Chính phủ sách ưu đãi về tín dụng, lãi suất, thuế đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, để nhằm khuyến khích Doanh nghiệp mua hết lúa và mua lúa gạo cao cho nông dân, nhưng không mấy khi nông dân được hưởng. Ngay cả khi lúa gạo tăng cao, nông dân vẫn không phải là người được hưởng lợi mà lại là các tổ chức trung gian môi giới, các nhà cung ứng vật tư đầu vào…Ví dụ, năm 2008 giá lương thực tăng cao nhưng tốc độ tăng giá các sản phẩm đầu ra bình quân 20 – 30% thì giá cả vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp (như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi…) lại tăng cao hơn nhiều (bình quân 40 – 50%). Có nhà nghiên cứu cho rằng trong khi giá gạo xuất khẩu là 1000 USD/tấn thì đáng lẽ giá thu mua tối thiểu cũng phải là 8000 đ/kg, nhưng thực tế giá mua tại ĐBSCL chỉ là 5400 đ/kg, phần thua thiệt rõ ràng thuộc về người nông dân và phần lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay thương lái (các chủ vựa lúa). Như vậy với cơ chế lưu thông, giao dịch hàng nông sản xuất hiện nay, người nông dân chịu thiệt đơn, thiệt kép, không thể phát triển bền vững ngành hành nông sản. 4.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

4.2.1. Công tác quy hoạch, quy vùng sản xuất còn kém.

Công tác quy hoạch, quy vùng sản xuất còn kém. Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới nhưng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu (vùng nào, địa phương nào, bao nhiêu diện tích, cơ cấu giống lúa, kế hoạch đầu tư thâm canh…)

Một số vùng địa phương đã hình thành quy hoạch và kế hoạch nhưng vẫn mang nặng tính tự phát, cục bộ, kể cả vùng ĐBSCL và ĐBSH. Chưa có những chiến lược khả thi ưu tiên cho đầu tư sản xuất từ khâu giống, thủy lợi đến các điều kiện sản xuất cho những vùng lúa chất lượng cao. Chưa thật sự gắn kết giữa các

khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo quản, bốc xếp, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Thực tế khảo sát ở ĐBSCL cho thấy phần lớn lúa gạo được bán cho lái thu gom (90,8%), bán trực tiếp cho nhà máy xay xát chỉ chiếm 9,2%. Do đó khi các Doanh nghiệp đi mua hàng xuất khẩu phải thu gom nhiều nơi, tạo ra hạt gạo không đồng đều làm tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm.

4.2.2. Công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch kém phát triển.

Trong sản xuất, nông dân trồng lúa còn tư tưởng sản xuất theo thói quen, theo ý mình, ít khi dùng giống lúa đã được xử lý mầm bệnh; bón phân không đúng quy trình kỹ thuật; bảo vệ thực vật không đáp ứng yêu cầu; thu hoạch và phơi sấy không đảm bảo kỹ thuật. Nhiều nơi phơi lúa không đủ nắng, phơi lúa qua đêm, dẫn đến độ ẩm của gạo cao do hút sương, ban ngày thì lại nắng gặp nhiệt độ cao dẫn đến gạo khi qua hệ thống xay xát làm hạt gạo bị gãy 30-40%, màu xỉn, chất lượng kém 4.2.3. Hoạt động xúc tiến thương mại chưa đạt hiệu quả cao.

Nhiều Doanh nghiệp mới chỉ có chiến lược kinh doanh ngắn hạn, thậm chí là kế hoạch kinh doanh theo từng thương vụ…Công tác dự báo thị trường kém, đó là bài học của 21 năm xuất khẩu gạo nên không chủ động được cả sản lượng và giá cả, vì thế nhiều khi “mất ăn, mất cả lòng tin”. Dự báo sai nên nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn lại “lỡ ký” với giá rẻ, bị hớ; đến khi giá thị trường thế giới lên cao thì giá mua trong nước cũng đã cao và lượng không còn nhiều…

Ngoài ra, thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh và các biến cố bất thường khác xảy ra hằng năm; Thị trường giá phân bón, xăng dầu và thuốc bảo vệ thực vật không ổn định, xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá lúa làm tăng chi phí trung gian, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 46 - 51)