Giá cả, năng lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trong xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 33 - 38)

2. Thực trạng về xuất khẩu gạo

2.3.3. Giá cả, năng lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trong xuất khẩu gạo

Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu năm 2007)

• Philippine: Hàng năm, gạo Việt Nam chiếm 40 – 60% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này. Phillippines luôn duy trì vị trí số một nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam

• Malaysia và Cuba: Là 2 thị trường truyền thống nhập khẩu gạo Việt Nam, chiến thị phần tương đối lớn, chỉ sau Philipine. Ngoài ra, còn nhập khẩu gạo của Thái Lan, Trung Quốc, Myanma, Mỹ, Ấn Độ

• Irac: Hàng năm, Irắc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam loại gạo 5% tấm – khoảng 500 ngàn tấn, đây là thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam tương đối ổn định và có giá trị cao song cũng gặp nhiều khó khăn nhất là tình hình chính trị không ổn định (năm 2002, Irắc nhập của Việt Nam 876,37 ngàn tấn gạo, với trị giá 276,17 triệu USD).Do gạo có tiềm năng nên tháng 10/2003 Chính phủ Việt Nam đã giúp nhân dân Irắc khắc phục khó khăn do Mỹ gây chiến và chiếm đóng 5000 tấn gạo. Từ nước nhận viện trợ trước đây, Việt Nam lần đầu tiên thành nước giúp, hỗ trợ nước khác trong hoạn nạn theo chương trình của Liên Hợp Quốc.

Ngoài các nước kể trên gạo Việt Nam còn xuất khẩu sang các nước khác ở Châu Âu, kể cả xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch biên giới.

2.3.3. Giá cả, năng lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trong xuất khẩu gạo gạo

Biểu đồ 4 : Giá xuất khẩu gạo qua các năm

Nguồn : Tổng cục hải quan

Năm 2008, giá gạo bình quân 571 USD/tấn, còn tính đến thời điểm này, giá gạo xuất khẩu chỉ hơn 404 USD/tấn. Các chuyên gia đánh giá chất lượng gạo Việt Nam không kém so với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, đặc biệt là Thái Lan.

Giá xuất thấp là do việc điều tiết, tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế. (Theo TTXVN/Vietnam)

Khi tham gia vào thị trường gạo thế giới, Việt Nam tất nhiên phải căn cứ vào giá gạo quốc tế làm cơ sở định giá gạo xuất khẩu của mình. Về lý thuyết, giá được chọn làm giá quốc tế phải là giá cả của những hợp đồng thương mại lớn. Bên bán và bên mua hoàn toàn tự nguyện. Giá thanh toán bằng những đồng tiền tự do chuyển đổi, chủ yếu USD. Cuối cùng, giá phải được chọn ở trung tâm giao dịch quốc tế quan trọng nhất. Căn cứ vào đó, từ thập kỷ 60 trở lại đây, người ta thường dựa vào giá xuất khẩu gạo của Thái Lan (FOB - Bangkok) làm giá quốc tế mặt hàng gạo vì Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Mọi sự biến động cung cầu và giá cả của thị trường gạo quốc tế đều chiụ sự chi phối sâu sắc bởi số lượng và giá cả xuất khẩu gạo của Thái Lan. Việt Nam là nước có năng suất lúa gạo cao so với thế giới, trong khi chất lượng gạo của Việt Nam thấp hơn hẳn so với Mỹ và Thái Lan. Ðiều này được phản ánh ở giá gạo thấp hơn.

Thực tế, trong những năm qua chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp hơn rõ nét so với chất lượng gạo của các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Mỹ, Pakixtan đặc biệt những năm đầu xuất khẩu gạo. Chất lượng thua kém là lí do cơ bản nhất quyết định giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo quốc tế. Qui cách chất lượng sản phẩm còn thấp và không đồng đều. Những hạn chế về chất lượng, cơ cấu chủng loại có ảnh hưởng rất lớn đến giá gạo xuất khẩu. Nếu tỷ trọng gạo phẩm cấp cao càng lớn thì mức giá gạo bình quân năm càng cao và ngược lại. Chẳng hạn, giai đoạn 1997 – 1998, đồng Bath mất giá nghiêm trọng (hơn 40%) do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Thái Lan đã hạ giá gạo ngang với giá gạo Việt Nam, thậm chí có lúc rẻ hơn 5 - 10 USD/tấn để tăng sức cạnh tranh. Nhưng, nếu tính giá gạo bình quân năm của ta vẫn thấp hơn của Thái Lan vì gạo xuất khẩu phẩm cấp cao của Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn hơn của Việt Nam.

Ngoài chất lượng, mức chênh lệch giữa giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còn do những nguyên nhân khác. Cụ thể, Việt Nam chưa có được hệ thống bạn hàng tin cậy, ổn định nhiều năm như Thái Lan. Khả năng hạn chế của các Doanh nghiệp Việt Nam về marketing trong việc tiếp cận thông tin, nắm bắt thị trường, cũng như trong khâu giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng. Trên thực tế, có những hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam vi phạm thời hạn giao hàng, hoặc khâu bốc xếp...Hệ quả là mức chênh lệch giá trong năm 1989, năm đầu Việt Nam xuất khẩu gạo, thường rất lớn từ 70 - 80 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng được tăng dần cùng với xu hướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung - cầu của thị trường lúa gạo thế giới. Nhưng nhìn chung vẫn có khoảng cách, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Vì vậy cần phải có các phương hướng khắc phục nhược điểm này.

Những năm gần đây, khoảng cách với giá gạo Thái Lan được thu hẹp lại cho thấy những tiến bộ về mặt chất lượng của gạo Việt Nam. Trước cuộc khủng hoảng châu Á, Việt Nam được coi là một trong những nước có chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới do giá nhân công rẻ. Chi phí sản xuất ra một tấn gạo chỉ bằng hơn một nửa so với chi phí sản xuất của Thái Lan. Tuy nhiên, lợi thế chi phí này đã giảm đi do sự mất giá đồng tiền của hầu hết các đồng tiền của các nước châu Á.

Hiện nay, giá gạo xuất khẩu Việt Nam dao động trên dưới 400USD/tấn tùy từng loại. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thọ Trí - Phó Chủ tịch VFA: "Giá như vậy là đang nhích lên chứ không xuống, song nếu không tính Myanmar thì giá gạo của Việt Nam đang được XK với mức giá thấp nhất trên thị trường thế giới!" Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu cũng như thu nhập của nông dân. Cuối năm 2009,

Giá gạo Thái lại cao hơn giá gạo của Việt Nam khoảng 160USD/T. Theo VFA, giá sàn gạo xuất khẩu 5% tấm do VFA đề ra là 400USD/tấn, thế nhưng vẫn có nhiều DN chào bán với giá 380USD/tấn, thậm chí còn thấp hơn. Để có được giá này, DN lợi dụng lúc lúa ngoại tràn ngập, lúa nội ứ hự vì mưa bão, nên mua kiểu ép giá nông dân; có những DN mới bán gạo, muốn hạ chút giá để gây dựng "mối"...; hoặc DN không có kho bãi chứa gạo, nhà máy, khi có "mối" hoặc có người nhà Việt kiều về muốn kiếm gạo xuất bán, bèn đổ đi "mua giùm" để "đánh nhanh rút gọn". Theo quy định, DN ký hợp đồng với giá thấp hơn giá sàn thì sẽ không được đăng ký hợp đồng XK. Nhưng theo VFA, DN phá giá vẫn xuất được bởi có nhiều cách lách luật, báo cáo VFA đúng giá, nhưng đến ngày giao hàng họ bí mật điều chỉnh. Muốn phát hiện có thể ra ngân hàng kiểm tra được, nhưng rất khó bởi ngân hàng có nguyên tắc bảo vệ bí mật của khách hàng.

Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan: chi phí lao động bằng 1/3, tỷ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50% - 80% chi phí của Thái Lan. Do vậy chi phí sản xuất lúa gạo của Việt Nam bình quân từ 90 -110 USD/tấn, đặc biệt vụ Đông Xuân 2002 giá thành sản xuất lúa

ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 920 - 1000 đồng/kg, trong khi chi phí của Thái Lan là 120 - 150 USD/tấn (tỷ giá 35bat/USD).

Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá gạo trong nước và giá giao tại cảng lại khá lớn do chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo của Việt Nam cao. Điều đó xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc dỡ. Chi phí bốc dỡ xếp hàng và chi phí tại cảng Sài Gòn cao chiếm 1,6% giá xuất khẩu, ở Thái Lan chi phí này bằng 1/2 Việt Nam, tốc độ bốc dỡ chậm so với Thái Lan 6 lần, làm tốn thêm 6000/ngày. Mặt khác, theo kết qủa điều tra Viện Công nghệ sau thu hoạch và tổng cục thống kê 2008 cho thấy tổn thất sau thu hoạch ở nước ta cao: ở khâu thu hoạch là 1,3 – 1,7%, vận chuyển là 1,2 –1,5%, đập tuốt là 1,4 – 1,8%, phơi sấy là 1,9 – 2,1%, bảo quản 3,0 – 3,4%, xay xát chế biến là 4,1 –4,5%. Mặt khác, tổng tổn thất lên đến 12 – 15%, đồng nghĩa với giá thành bị đẩy lên tương đương.

Bên cạnh những yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng làm tăng chi phí dịch vụ xuất khẩu, mối quan hệ giữa giá trong nước và giá giao tại cảng này còn là một tham số phản ánh tính hiệu qủa thấp của hệ thống marketing lúa gạo.

* So sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo thứ nhất thế giới.

Bảng 7: Giá gạo Việt Nam và Thái Lan qua các năm

Đơn vị tính: USD/tấn

Năm Thái Lan Việt Nam

Gạo 5% Gạo 25% Gạo 5% Gạo 25%

2001 173-187 135-167 150-172 130-152 2002 182-210 170-188 179-193 163-175 2003 191-205 171-183 171-198 158-180 2004 222-276 218-257 193-238 188-225 2005 275-300 249-290 230-275 212-257 2006 282-318 263-300 245-302 245-290 2007 308-364 268-358 280-360 250-330 2008 364-990 358-990 350-1000 364-990 2009 490-595 405-535 380-550 300-480

Nguồn : Tổng cục hải quan

Năm 2008, giá gạo xuất khẩu Việt Nam có những biến động rõ rệt, tăng đáng kể so với 2007, tính trung bình giá xuất khẩu đạt 614 USD/tấn. Giá tăng 2,08 lần so với năm 2007 ( 295 USD/tấn ) Sự tăng lên vuợt mức này đã mang lại kim ngạch xuất khẩu 2,663 tỉ USD cho Việt Nam năm 2008 và 2,7tỉ USD năm 2009. Cùng với

những kết quả khả quan đã đạt được, chúng ta cũng còn nhiều việc chưa làm được, tương quan vị thế của gạo Việt Nam với các đối thủ thể hiện rõ trong các vấn đề sau:

• Thứ nhất, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo: Bước đầu chúng ta đạt được mục tiêu về số lượng gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa phục vụ cho xuất khẩu. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan có xu hướng tăng từ dưới 50% lên trên 50% năm 2009 so với giai đợn trước 2005. Điều đó cho thấy, thời gian qua, sức cạnh tranh của gạo Việt Nam có được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ kim ngạch tăng năm 2009 nhỏ hơn tốc độ của sản lượng xuất khẩu (1,37% so với 22,7%) Trong khi tốc độ tăng sản lượng của các đối thủ thấp hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn Việt Nam. Sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,67 lần của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 2,27 lần.

• Thứ hai, chất lượng gạo xuất khẩu. So với thời kỳ đầu xuất khẩu thì chất lượng gạo Việt Nam có được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tăng được tỷ trọng gạo cấp cao trong tổng số gạo xuất khẩu; song cơ cấu chủng loại còn chưa đa dạng; chất lượng chưa đáp ứng được đầy đủ ở các thị trường cấp cao. Nên thị phần ở đây còn khiêm tốn, do đó giá bán luôn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh, gây thua thiệt cho hoạt động xuất khẩu.

• Thứ ba, giá gạo xuất khẩu. Những năm gần đây giá gạo xuất khẩu Việt Nam có tăng lên, nhưng vẫn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và thấp hơn nhiều của thế giới

• Thứ tư, thị phần và thị trường xuất khẩu

Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu gạo của 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới(%).

1995 2000 2005 2009

Thái Lan 28,2 28,1 28,4 25,0

Việt Nam 11,0 13,7 17,0 15,0

Mỹ 14,6 11,8 14,0 13,0

Nguồn : Tổng cục Hải quan

Thị phần gạo tăng lên thì cùng với quy mô thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên, dù số lượng thị trường xuất khẩu có nhiều hơn, nhưng các thị trường nhập khẩu quy mô lớn và ổn định thì lại ít. Xuất khẩu vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, từng chuyến. Đến nay, các Doanh nghiệp vẫn chưa ký kết được nhiều những hợp

đồng xuất khẩu trực tiếp, phần lớn đều xuất khẩu qua trung gian. Ngoài ra, mức độ thâm nhập vào thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam rất thấp.

2.3.4. Các yếu tố về kênh phân phối và hỗ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam.DOC (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w