Một số nét về tỉnh Hà Nam và tình hình khai thác khoáng sản của Tỉnh

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 46)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Một số nét về tỉnh Hà Nam và tình hình khai thác khoáng sản của Tỉnh

Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có tọa độ địa lý từ 20o20 đến 20o45 vĩ Bắc, từ 105045 đến 106010 kinh đông, với diện tích tự nhiên gần 85.909 ha. Tỉnh có 06 đơn vị hành chính cấp huyện, 116 phường xã, thị trấn. Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, có đường giao thông xuyên Bắc- Nam (QL1A). Từ vị trí đó, tỉnh Hà Nam được tạo điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế- văn hóa, sự thông thương giữa hai miền Nam- Bắc và các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt, Hà Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi đối với sự phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng bởi lẽ Tỉnh được sở hữu nguồn khoáng sản dùng để sản xuất vật liệu xây dựng rất phong phú, với chất lượng tốt, lại nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm nhiều tỉnh không có loại khoáng sản này như: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên và Thủ đô Hà Nội.

Kể từ khi tái lập tỉnh Hà Nam (Năm 1997), tỉnh đã xây dựng quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 đồng thời cụ thể hóa phương án quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, trong đó có quy hoạch phát triển khai thác vật liệu xây dựng đến năm 2020. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang có xu hướng mở rộng về phạm vi hoạt động, quy mô và sản lượng khai thác, đặc biệt từ năm 2000 đến nay. Khoáng sản được khai thác trọng tâm vẫn là vật liệu xây dựng các loại, gồm đá vôi xi măng, đá vôi hóa chất, dolomit, sét xi măng, phụ gia xi măng, đá xây dựng, cát xây dựng và san lấp, sét gạch ngói và đất đá san lấp. Hiện nay trên địa bàn

42

tỉnh có hơn 120 đơn vị được cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; trong đó có 103 đơn vị khai thác đá để sản xuất xi măng, bột nhẹ, hóa chất, đá san lấp, đá xây dựng, 06 đơn vị sản xuất xi măng. 06 đơn vị sản xuất gạch nung tuynen và lò Hốp Man, 07 đơn vị khai thác đá xây dựng. UBND tỉnh và các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển mạnh hơn ngành khai thác khoáng sản đồng thời cũng đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Theo đó, công suất và sản lượng khai thác các loại khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên đá ngày càng tăng qua các năm (xem bảng bảng 01+02)\

Bảng 1: Vật liệu xây dựng khai thác giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân 5 năm Đá các loại được khai thác Triệu m3 4.674 5.799 6.729 7.535 7.800 8.000 7.162 So sánh % 100 124 134 161 171 175 153 Xi măng sản xuất ra Triệu m3 1.701 1.711 1.761 1.788 2.325 4.000 2.336 So sánh % 100 100.59 103.5 105.16 142.33 235.16 137.5 Gạch các loại Triệu viên 161.2 211.0 255.7 311.7 320.0 360.0 285.7

43 So sánh

năm 2005 % 100 130.86 158.61 193.38 198.51 204.71 177.23

(Ngu n: Báo cáo quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh Hà Nam)

Biểu 2: Biểu dự báo VLXD tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010- 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Sản lượng bình quân 2006- 2010 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Sản lượng Sản lượng Sản lượng

Đá các loại được khai thác Triệu m3 7.162 8.200 9.500 13.09 So sánh % 100 114.48 132.63 127.7 Xi măng sản xuất ra Triệu m3 2.336 4000 9.500 12.000 So sánh % 100 171.21 406.63 513.6 Gạch các loại Triệu viên 285.7 330 365 479 So sánh % 100 115.51 127.76 167.6

(Ngu n: Báo cáo quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh Hà Nam)

44

Thông qua 02 biểu trên cho thấy, tốc độ khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng có tốc độ khá cao. Bình quân sản lượng khai thác đá trong 05 năm đạt khoảng 7 triệu m3, sản lượng này được sử dụng chủ yếu để sản xuất xi măng và các loại làm vật liệu xây dựng khác. Hiện nay, hầu hết việc khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung, trong đó có tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam đều do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quản lý và khai thác. Cũng theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Nam về công tác điều tra, thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam thì hoạt động thăm dò khoáng sản trước đây mới chỉ được tiến hành trên một số diện tích, do đó chưa được xác định đầy đủ tài nguyên, trữ lượng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tiềm năng, chất lượng và hướng sử dụng hợp lý các loại khoáng sản chủ yếu chưa được nghiên cứu đầy đủ, Các tài liệu thăm dò, điều tra đá vôi xi măng, đá vôi hóa chất trước đây đều dựa trên các tiêu chuẩn cũ; nhưng do chất lượng các khoáng sản này ở Hà Nam vẫn tương đối tốt nên kết quả khoanh định và tính toán trữ lượng trước đây vẫn phù hợp với yêu cầu chất lượng của công nghệ sản xuất hiện nay. Các mỏ khoáng sản đã khai thác tại tỉnh Hà Nam đã thăm dò được đều là những mỏ chuẩn và được xem là cơ sở thực tiễn để so sánh, khoanh vùng các loại khoáng sản. Bên cạnh những đánh giá đó thì trên thực tế, do nhiều điều kiện tác động nên việc quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản còn bị hạn chế, từ đó gây ra một số hậu quả tiêu cực tác động không tốt tới kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh như: sự ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, sự suy giảm về tài nguyên sinh vật, đường giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm khai thác đặt ra một vấn đề cho các doanh nghiệp đó là nghĩa vụ nộp các loại thuế, phí vào ngân sách nhà nước. Hàng năm việc khai thác, tiêu thụ cũng như sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản bao gồm cả tài nguyên đá đã đóng góp cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho khảng 10.000 lao động, góp phần không nhỏ cho sự phát

45

triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh do trình độ nhận thức và ý thức pháp luật của một số doanh nghiệp còn hạn chế nên đã không chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật thuế, có dấu hiệu thất thu thuế từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung và tài nguyên đá nói riêng. Từ thực tế đó đặt ra trách nhiệm của ngành thuế, phải tằng cường công tác quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra để xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về Thuế trên địa bàn Tỉnh.

Tóm lại, công tác điều tra, thăm dò khoáng sản trên địa bàn Tỉnh Hà Nam còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng vốn có của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đã đạt được bao hàm nhiều thông tin quý giá đối với công tác lập quỹ hoặc khoanh vùng loại khoáng sản chủ yếu ở Tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)