Sự cần thiết QLT đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1Sự cần thiết QLT đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú, với hơn 60 loại khoáng sản tại hơn 5.000 mỏ, điểm quặng. Một

37

số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng lớn ở tầm thế giới, như bauxit, titan, đất hiếm và đá vôi...Hiện nay, hoạt động của các dự án khai thác khoáng sản đã và đang trở thành một ngành công nghiệp mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách. Đá là một trong những loại tài nguyên khoáng sản thuộc loại phi kim, được xem là có trữ lượng phong phú, không chỉ phần bổ nhiều tại các vùng núi, cao nguyên và một số vùng đồng bằng, trữ lượng đá phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng rất đáng kể. Theo nghiên cứu của Tổng hội địa chất Việt Nam, có 2 loại tài nguyên đá chủ yếu đó là đá vôi và đá xây dựng, trong đó đá vôi phân bố rộng khắp suốt từ Bắc chí Nam, song tập trung chủ yếu từ Quảng Bình trở ra phía Bắc, tài nguyên đá xây dựng bao gồm các loại đá magma (granit, xienit, diorit, gabrro, andezits, bazan, riolit), đá trầm tích (đá vôi, dolomit) và đá biến chất (đá phiến, quăczit).. Diện tích chứa đá vôi gần 30.000 km2 với 96 mỏ.

Tuy nhiên, trong những năm qua, tình trạng khai thác khoáng sản nói chung và tài nguyên đá trái phép diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương, gây thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, để lại nhiều hệ lụy, khó khắc phục về môi trường. Chỉ trong 6 năm 2005 - 2010 đã có hơn 3,2 tỷ tấn nguyên liệu khai thác và đưa vào sản xuất để sản xuất VLXD. Trong đó có không ít mỏ khai thác không có thiết kế được duyệt, khai thác không theo đúng quy trình, quy phạm, hoặc khai thác theo lối ăn xổi, dễ làm, khó bỏ, lãng phí lớn tài nguyên. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 cũng như Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 cho thấy: Trong vòng 10 năm tới 2011 - 2020 sẽ phải khai thác một khối lượng đá rất lớn nguyên liệu: Gần 10 tỷ tấn. Điều đó cũng có nghĩa làphải có giải pháp đồng bộ nhằm rộng đường chấn chỉnh, sắp xếp lại tổ chức quản lý sản xuất.

38

tài nguyên nói chung và khai thác đá nói riêng chính là việc đưa các quy định của Pháp luật vào trong đời sống xã hội cũng như quy trình khai thác, sản xuất đá.

Thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh các địa phương đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, trốn thuế, phá huỷ môi trường nhưng việc quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hiện nay chỉ thực hiện được đối với các cơ sở có địa điểm cố định. Việc thu thuế và phí bảo vệ môi trường đối với các cá nhân trực tiếp khai thác cát, sỏi, đất, đá hầu như chưa quản lý được do không có qui hoạch, địa bàn rộng, khai thác chủ yếu bằng thủ công, địa điểm không cố định, dẫn đến tình trạng không kê khai hoặc kê khai thiếu số lượng. Việc làm đó kéo dài tất yếu gây nên tình trạng thất thu đối với nguồn thuế thu từ tài nguyên đá

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 41)