7. Kết cấu luận văn
1.2.3 Biện pháp chống thất thu thuế
Trước năm 2006, trình độ quản lý thuế ở Việt Nam được đánh giá là còn lạc hậu khá xa so với trình độ quản lý thuế ở những nước tiên tiến trong khu vực. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng, Nhà nước ta đã định ra chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010 là: “Hiện đại hoá toàn diện c ng tác quản lý thuế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng nộp thuế, chịu thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu cho NSNN.” [31].
Ngày 29/11/2006 Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế để thống nhất các quy định về quản lý thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động
32
trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ thuế của mình theo đúng quy định của pháp luật đồng thời tích cực triển khai các biện pháp chống thất thu thuế. Pháp luật quản lý thuế hiện hành không dành ra các chương hoặc các điều khoản về các biện pháp chống thất thu thuế, tuy nhiên, việc đưa ra những quy trình quản lý thuế, chính sách hỗ trợ người nộp thuế, thông qua việc mở rộng và nâng cao các khâu của quá trình nộp thuế giúp người nộp thuế dễ dàng thực hiện được các thủ tục hành chình trong thuế, quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể trong quá trình thực hiện quyền thu cũng như đưa ra các quy trình về thanh tra, kiểm tra thuế … đã góp phần đáng kể vào quá trình chống thất thu NSNN.
Luật QLT hiện nay đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chủ
thể trong hoạt động thu- nộp thuế tại từng chương, bao gồm nghĩa vụ của người nộp thuế, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế, các cán bộ thuế cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong hoạt động thu thuế. Theo đó, người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đăng ký, kê khai, nộp thuế và kế toán thuế…, đảm bảo tính “trung thực, đầy đủ”; các cán bộ thuế và cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế về các trình tự liên quan đến hoạt động nộp thuế của đối tượng nộp thuế, kiểm tra, giám sát tính trung thực của các đối tượng nộp thuế, áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng, hạn chế được tình trạng thất thu, nợ đọng thuế của các chủ thể.
Một trong những biện pháp được luật quản lý thuế chú trọng nhằm chống thất thu NSNN, đó là việc đưa ra các quy định về hình thức kiểm tra, thanh tra tại điều 75 đến điều 87- chương X của Luật. Ngay từ khi xây dựng Luật QLT, nội dung “Kiểm tra, thanh tra thuế” đã đặt ra yêu cầu là: “Phải làm thế nào để việc kiểm tra, thanh tra thuế trở thành một c ng cụ hữu hiệu nhằm
33
hạn chế thất thu cho NSNN, nhưng cũng kh ng bị lợi dụng để gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế” [34, tr.219]. Để giải quyết yêu cầu này, pháp luật quản lý thuế phải quy định rõ: “Các trường hợp tiến hành kiểm tra, thanh tra; thủ tục kiểm tra,thanh tra phải chi tiết; căn cứ để ra kết luận kiểm tra, thanh tra phải khách quan; thẩm quyền của đoàn kiểm tra, thanh tra phải đủ mạnh”. Trên cơ sở đó, Pháp luật quản lý thuế đã đưa ra những nguyên tắc của thanh tra, kiểm tra nhằm định hướng cho đổi mới và nâng cao công tác kiểm tra, thanh tra thuế; quy định về trình tự cũng như nội dung kiểm tra, thanh tra thuế tại địa chỉ của người nộp thuế và tại trụ sở cơ quan thuế… Trên cở sở các quy định của luật, một số văn bản dưới luật được ban hành với mục đích hướng dẫn cụ thể các chủ thể tham gia vào quá trình kiểm tra, thanh tra thuế như Quyết định 528/QĐ-TCT năm 2008 quy trình kiểm tra thuế , Quyết định 460/QĐ-TCT năm 2009 về quy trình thanh tra thuế…Chính sự đổi mới và tiến bộ trong công tác thanh tra, kiểm tra đã mang lại những dấu hiệu tích cực. Trong 4 năm qua, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế bình quân 29.583 doanh nghiệp/năm; phát hiện truy thu bình quân 3.513 tỷ đồng/năm, phạt bình quân 530 tỷ đồng/năm [35, tr.2]. Đó là một kết quả cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong công tác chống thất thu thuế của cơ quan thuế so với thời gian trước năm 2006.
Từ các quy định của Pháp luật, các cơ quan thuế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát huy hiệu quả các các quy định trên thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong từng giai đoạn, cụ thể như:
- Tổ chức, đánh giá tổng kết công tác chống thất thu, nợ đọng thuế để xác định thất thu thuế, nợ đọng thuế nằm ở khu vực nào, lĩnh vực kinh doanh nào, đối tượng nộp thuế nào để lập danh sách các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra, tập trung thu nợ thuế. Tập trung vào sáu lĩnh vực chủ yếu: kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá; hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT; thu thuế với lĩnh
34
vực bất động sản, thuế thuê và sử dụng đất; chống thất thu đối với kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, khai thác mỏ; chống thất thu thuế với loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng,...
- Triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật đảm bảo tổng số tiền nợ thuế; thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt; đẩy manh việc ứng dụng và phát triển kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, phân loại người nợ thuế, các khoản nợ thuế,...; tổ chức xử lý miễn, giảm, hoàn thuế kịp thời, đuún quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; Tiếp nhận và phản hồi đầy đủ, kịp thời các khiếu nại, kiến nghị của người nộp thuế đối với các kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế theo đúng quy định của pháp luật, đúng chức trách nhiệm vụ được giao.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ cho người nộp thuế như tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế, phối hợp cung cấp thông tin với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên tuyền, phổ biến chính sách thuế, tổng hợp đẩy đủ các thông tin liên quan đến công tác thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và coi đây là các ý kiến phản hồi khách quan về cơ chế, chính sách, quy trình quản lý thuế: đối với những vấn đề mà dư luận phản ánh đúng thì tiếp thu và giải quyết kịp thời; đối với những vấn đề phản ánh chưa đúng thì phải giải thích, tuyên truyền cho đúng đường lối chính sách pháp luật,...
- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc quản lý người nộp thuế, công tác chống trốn thuế, gian lận thuế, thanh tra đối với hoạt động chuyển giá, xử lý nợ đọng thuế như: phối hợp với Kho bạc nhà nước để tăng cường quản lý thuế nhà thầu đối với hoạt động xây dưng cơ bản, thực hiện thi công các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đa được bố trí trong dự
35
toán chi ngân sách nhà nước; phối hợp với Ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại trong việc quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm trong việc lập doanh nghiệp “ma”, mở tài khoản giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng nhằm “hợp pháp hoá” các thủ tục để khấu trừ thuế; phối hợp với cơ quan quản lý đất đai, tài nguyên để quản lý thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đối với khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản thu phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản
Việc triển khai tích cực các biện pháp nêu trên cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tinh thần đoàn kết, đồng lòng của ngành Thuế cả nước bước đầu đã đem lại những hiệu ứng tích cực. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế năm 2012, công tác thuế năm 2012 đã đạt được kết quả thu NSNN với tổng thu ước được 607.844 tỷ đồng, bằng 104,5% so dự toán Quốc Hội giao, tăng 12.4% so với thực hiện năm 2011. Trong đó thu nội địa ước đạt 467.737 tỷ đồng, bằng 94.6% so dự toán năm. Ngoài ra, có 47/63 địa phương tỉnh, thành phố ước hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán [36]. Trong giai đoạn tiếp theo, những biện pháp chống thất thu thuế sẽ ngày càng được triển khai rộng rãi và triệt để nhằm đạt được ở mức cao nhất những mục tiêu của Nhà nước đã đặt ra với ngành thuế nói chung và thu ngân sách nói riêng.