Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong quá trình áp

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 94)

7. Kết cấu luận văn

2.5 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong quá trình áp

dụng pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá

2.5.1. Nguyên nhân từ những bất cập của hệ thống pháp luật

Như chúng ta đã biết, nếu pháp luật phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội và có tính định hướng thì sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội và ngược lại, nếu pháp luật bất cập thì sẽ kìm hãm sự phát triển [38, tr.1]. Sự ra đời của Pháp luật QLT là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách thuế trong

90

thời kỳ hiện đại, góp phần nâng cao vai trò quản lý của cơ quan thuế cũng như hiệu quả của hoạt động thu NSNN. Đối với tỉnh Hà Nam, từ năm 2007, lãnh đạo Cục thuế đã nhanh chóng triển khai các quy định của pháp luật quản lý vào thực tiễn hoạt động thu đối với các chủ thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế và đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động quản lý nguồn thu đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản vẫn còn tồn tại những bất cập, điều đó trước hết xuất phát từ hệ thống pháp Luật QLT vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

Thứ nhất: hệ thống pháp luật về quản lý thuế khá đồ sộ, riêng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật thuế (quyết định, thông tư) đã lên tới 14 văn bản. Ngoài ra mỗi năm có tới hàng trăm công văn của Tổng Cục thuế vừa hướng dẫn thực hiện, vừa giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp, của các cục, chi cục thuế về vấn đề QLT. Riêng vấn đề phân cấp quản lý đối với các chủ thể khai thác đá đã có văn bản của nhiều ban, ngành ban hành. Mặt khác, các quy định về giá tính thuế đối với đá khối, đá hộc cũng chưa có sự thống nhất, liên tục thay đổi qua các năm gần đây khiến một số doanh nghiệp nhỏ ở một số huyện không bắt kịp được sự thay đổi, dẫn đến tính sai số thuế phải nộp hoặc chậm trễ trong quá trình nộp thuế.

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp luật quản lý thuế chưa có tính ổn định, dẫn tới ảnh hưởng tính ổn định của các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai và tài liệu cần có trong hồ sơ thuế. Các thủ tục hành chính thuế còn nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, việc kiểm soát về tính công khai, minh bạch, tính hợp lý về nội dung và hình thức của các mẫu đơn, mẫu tờ khai thuế còn gặp nhiều khó khăn. VD: Việc giải quyết các đơn thư khiếu nại của người nộp thuế, tố cáo người nộp thuế, cơ quan thuế, công chức thuế vi phạm pháp luật thuế được thực hiện theo quy chế tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại các đơn vị trong ngành tài chính

91

ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BTC ngày 04/06/2007 của Bộ Tài chính ; Các thủ tục về mua hoá đơn, đăng ký hoá đơn tự in, yêu cầu cung cấp ấn chỉ thuế cho người nộp thuế, tổ chức được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế, các đối tượng khác được thực hiện theo các quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn và các quy định khác có liên quan về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế… Thực trạng này đã gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế, tạo cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh, phát triển.

Thứ hai, các chủ thể khi nộp thuế đối với tài nguyên đá thường phải kê khai rất nhiều loại thuế. Trong khi đó, các loại thủ tục, hồ sơ, tài liệu trong các thủ tục hành chính thuế còn quá nhiều và khá phức tạp. Nhìn chung, hầu hết các loại thủ tục hành chính thuế đều đã được cơ quan có thẩm quyền quy định , tuy nhiên, do phạm vi nội dung của quản lý thuế quá rộng, quá phức tạp, hơn nữa lại liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế và của Nhà nước, đòi hỏi pháp luật phải quy định cụ thể các loại giấy tờ cần thiết cho từng trường hợp cụ thể, từng đối tượng, trong từng nội dung quản lý thuế trong từng loại thuế. Khi một DN có nhiều hoạt động kinh doanh, phải nộp nhiều loại thuế... thì việc phải thực hiện khá nhiều thủ tục hành chính thuế với nhiều loại giấy tờ khác nhau khiến cho người nộp thuế cảm thấy mệt mỏi . Hơn nữa, có loại tờ khai với nhiều nội dung khai phức tạp, đòi hỏi người khai phải có trình độ và hiểu biết nhất định về kế toán, về pháp luật thuế, nếu việc khai có sai sót hoặc nhầm lẫn thì sẽ gặp nhiều phiền toái. Chính từ thực tế này, nhiều doanh nghiệp khai thác đá ngại khi phải tham gia thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

Theo Ông Richard Stern từ Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC cho biết: "Mức thuế suất kh ng phải là vấn đề quan trọng nhất để các DN tuân thủ quy định về thuế, vấn đề là thời gian và thủ tục hành chính thuế" [39, tr.167]. Để trốn nộp thuế, các DN phải tốn kém chi phí đáng kể như: các phí tổn cần có để

92

tránh bị phạt và buộc phải đăng ký lại... Nhưng do mất nhiều thời gian dành cho việc đăng ký, kê khai, nộp thuế, với nhiều loại thủ tục hành chính thuế khá phức tạp, nhiều DN đã không tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế.

Thứ ba, một số quy định của Pháp luật quản lý thuế còn đem lại hiệu quả chưa cao và chưa tương thích với các quy định của Pháp luật khác cũng như thực tế cuộc sống. Cụ thể:

+ Các chủ thể khai thác đá hiện nay thường không sử dụng hết diện tích đất đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong khi pháp luật quy định tính số tiền thuế sử dụng đất trên diện tích ha đất mà chủ thể khai thác đá đã đăng ký. Điều này gây không ít khó khăn cho mọt số doanh nghiệp mới chỉ khai thác một phần diện tích đất đăng ký. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã có văn bản yêu cầu cơ quan thuế xem xét lại vấn đề trên.

+ Theo Nghị quyết số 25/NQ-CP về đơn giản hoá thủ tục hành chính quy định: “Phân loại đối tượng để quy định tần suất kê khai thuế GTGT theo hướng: Các DN nhỏ và vừa kê khai thuế GTGT 3 tháng/lần; Các DN lớn, kê khai thuế GTGT 01 tháng/lần”. Luật quản lý thuế chưa quy định về kê khai thuế theo quý nên trên thực tế các DN nhỏ và vừa chưa thực hiện được việc kê khai thuế GTGT 3 tháng/lần. Ở Hà Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp khai thác đá vẫn thuộc mô hình vừa và nhỏ cũng chưa thực hiện quy định trên, dẫn đến việc thất thoát nguồn thu thuế vẫn tiếp tục xảy ra.

+ Điều 25 của Luật quản lý thuế quy định về thời hạn nhận hồ sơ như sau :“ Trường hợp h sơ đăng ký thuế được gửi qua đường bưu chính, c ng chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận h sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. ”, căn cứ vào đó để xác định ngày nhận được hồ sơ kê khai thuế là thời điểm cán bộ thuế nhận được hồ sơ là rất bất lợi cho doanh nghiệp. Các đạo luật khác như Bộ luật Tố tụng dân sự và các luật chuyên ngành hầu hết đều tính thời điểm nhận được hồ sơ căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở

93

phong bì. Vì vậy, khi sửa đổi Luật QLT cần có sự cân nhắc cẩn trọng để đảm báo tính thống nhất với các đạo luật khác.

+ Điều 32, Luật QLT quy định, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thời gian 90 ngày là quá ngắn để DN tập hợp chứng từ và lập được quyết toán thuế. Có nhiều trường hợp DN phải đối phó bằng cách đến hạn vẫn nộp quyết toán thuế, sau khi có kết quả kiểm toán, DN lại làm hồ sơ điều chỉnh quyết toán thuế năm, việc này đã làm mất thời gian và thêm thủ tục hành chính cho DN.

+ Về mức phạt chậm nộp thuế, pháp luật hiện hành quy định mức phạt chậm nộp thuế là 0,05% tính trên số tiền thuế nộp chậm mỗi ngày. Như vậy, tính ra mức phạt chậm nộp là 1,5%/ tháng, mức phạt này còn thấp hơn cả lãi suất mà DN đi vay vốn ở các ngân hàng thương mại (thời điểm năm 2011).(40, tr.142). Vì vậy, quy định này không còn tính ngăn ngừa hay răn đe đối với người nợ tiền thuế mà thậm chí, còn khuyến khích người nộp thuế gia tăng số nợ thuế để hưởng lợi, đặc biệt là khi, các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam luôn thu được một nguồn lợi khổng lồ từ việc khai thác, chế biến đá. Theo chúng tôi, đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nợ đọng thuế ở nước ta nói chung và ở tỉnh Hà Nam trong những năm gần đây.

+ Về xử lý vi phạm đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, Điều 106 quy định: Người nộp thuế có hành vi khai sai số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, nếu tự phát hiện và khai bổ sung trong thời hạn quy định thì chỉ bị phạt chậm nộp,không bị xử phạt hành vi khai thiếu số thuế phải nộp. Tại Điều 107 Luật Quản lý thuế quy định: Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, người nộp thuế không tự phát hiện, không khai thuế bổ sung trong thời hạn quy định thì bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu và phạt tiền

94

thuế chậm nộp 0,05% /ngày trên số tiền thuế thiếu. Tuy nhiên, tại Điều 107, Điều 108 của Luật QLT chưa có quy định về mức xử phạt khác nhau đối với trường hợp người nộp thuế tự khai bổ sung ngoài thời hạn nộp hồ sơ khai thuế bổ sung và trường hợp người nộp thuế không tự khai bổ sung để nhằm vừa răn đe, vừa thúc đẩy việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

+ Luật QLT hiện nay chưa có quy định chung về thời hiệu truy thu trong khi đó, quy định về thời hiệu truy thu thuế tại các Luật hiện hành có khác nhau. Chẳng han, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN quy định thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước; Luật Kế toán quy định việc lưu trữ chứng từ kế toán trong giới hạn 10 năm…

+ Điều 92 Luật QLT quy định về các trường hợp bị cưỡng chế nợ thuế, trong đó có trường hợp “người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn”. Tuy nhiên, trong Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành không hề có quy định như thế nào là hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn hoặc những dấu hiệu thể hiện hành vi này. Đây là lỗ hổng của pháp luật có thể gây ra tình trạng, cơ quan quản lý nợ thuế không dám cưỡng chế nợ thuế khi người nợ thuế có biểu hiện của hành vi này nhưng do không được giải thích rõ, nên họ sợ trách nhiệm mà không dám thực hiện hoặc trường hợp cơ quan quản lý nợ thuế, áp dụng cưỡng chế nợ thuế sai quy định (nợ thuế chưa quá 90 ngày) để bao biện cho việc làm sai, họ đưa ra căn cứ cưỡng chế là do người nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)