Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 120)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Thứ nhất, sửa quy định về mức tính lãi chậm nộp thuế có thể tính bằng 1,5 lần mức lãi suất cho vay bình quân kỳ hạn 6 tháng của các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ góp phầnngăn chặn tình trạng nợ thuế. Ngoài ra, cần bổ sung quy định: Các tổ chức tín dụng, tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thuế, người bảo lãnh chậm chuyển tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế vào NSNN thì phải nộp tiền lãi chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển đó.

Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp trong Luật QLT.

Điều 107, Luật QLT quy định: Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn thì bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu và phạt tiền thuế chậm nộp trên số tiền thuế thiếu.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số nước (Úc, Mỹ, Canađa...) áp dụng mức phạt luỹ tiến theo thời gian đối với việc khai sai dẫn đến thiếu thuế hoặc hoàn thuế cao hơn. Trong mức phạt luỹ tiến này bao gồm yếu tố tiền phạt hành chính và tiền lãi chiếm dụng thuế. Theo chúng tôi, Điều 107 nên sửa đổi theo hướng áp dụng các mức phạt luỹ tiến theo thời gian trên cơ sở tương ứng với mức 10% hiện hành, cộng với việc phải trả lãi tính trên số ngày chậm nộp được quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế mới hợp lý. Đồng thời, khi người nộp thuế tự nguyện khai bổ sung trong thời hạn được

116

khai thuế bổ sung thì không bị xử phạt, ngoài thời hạn khai thuế bổ sung thì xử lý phạt ở mức thấp, còn không khai bổ sung sẽ phạt cao để làm tăng hiệu quả của cơ chế tự khai, tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế. Việc quy định các mức phạt khác nhau như vậy, nhằm bảo đảm sự phù hợp với tính chất lỗi hành vi vi phạm, đồng thời, khuyến khích người nộp thuế nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế (40)

Ba là, sửa đổi, bổ sung điều Điều 108 Luật QLT quy định xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Theo quy định tại khoản 1, Điều 108, Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế thì bị phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn. Việc quy định như vậy chưa phù hợp với trường hợp do nguyên nhân khách quan (như để tổng hợp tài liệu, số liệu quyết toán thuế thu nhập cá nhân cần thu nhập chứng từ từ nhiều cơ quan) mà người nộp thuế không thể kê khai hồ sơ khai thuế và nộp thuế đúng hạn.

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng cho người nộp thuế, cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 108, Luật Quản lý thuế theo hướng: Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế mà có lý do chính đáng thì chỉ bị phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế không coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế để xử phạt. Mặc khác, cần quy định thêm về trường hợp xử lý vi phạm đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế quá 90 ngày có lý do chính đáng (40, tr.145)

Thứ tư, Cần quy định rõ dấu hiệu để xác định người nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn. Bên cạnh đó, cũng cần phải quy định đầy đủ hơn về cơ sở pháp lý cho một số biện pháp cưỡng chế để đảm bảo hiệu quả áp dụng trên thực tế, đặc biệt là quy định về thu tiền, tài sản của đối tượng nộp thuế do người thứ 3 nắm giữ và quy định về thu hồi mã số thuế. [34, tr.222].

117

KẾT LUẬN

Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác tài nguyên đá nói riêng được đánh giá là một trong những ngành mũi nhọn, mang lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho tỉnh Hà Nam. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, công tác quản lý cả về quy trình, sản lượng khai thác lẫn nguồn thu từ hoạt động trên đã và đang được tỉnh Hà Nam quan tâm, chú trọng.

Từ trước khi luật quản lý thuế ra đơi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam khá “ tự do” trong việc khai thác cũng như kê khai, nộp thuế do không có một cơ chế quản lý thật chặt đối với họ. Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định của pháp luật QLT đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã trở thành một biện hữu hiệu để quản lý tốt nguồn thu thuế, có sự tác động mạnh mẽ đối với các chủ thể khai thác đá, buộc họ vào những khuôn khổ nhất định. Qua 6 năm thực hiện, mặc dù còn nhiều hạn chế, song luật QLT cũng đã mang lại những hiệu quả tích cực cho quá trình quản lý nguồn thu đối hoạt động khai tài nguyên đá, thể hiện rõ nhất bằng việc tình trạng khai thác trái phép đã giảm đáng kể, các doanh nghiệp đã có ý thức trung thực trong kê khai, nộp thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tích cực trong việc phối hợp với cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp khai thác đá, từ đó góp phần nâng cao nguồn thu cho ngân sách địa phương và ngân sách trung ương.

Đề tài “ Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam” đã đi sâu tìm hiểu

những biến chuyển từ quá trình áp dụng pháp luật QLT đối với một lĩnh vực quan trọng của tỉnh Hà Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động nói trên.

118

Hi vọng rẳng những nghiên cứu trong đề tài này có thể đóng góp một phần nào đó để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng.

119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006

2. Nghị định 85/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế

3. Nghị định 106/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 85/2007/NĐ-CP hướng

dẫn Luật quản lý thuế

4. Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và 106/2010/NĐ-CP

5. Thông tư 80/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký

thuế

6. Quyết định 732/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020

7. Nghị quyết 68/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính

8. Luật Khoáng sản

9. Luật thuế tài nguyên năm 2009

10.Luật thuế GTGT

11.Thông tư 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

12.Giáo trình Thuế nhà nước, nhà xuất bản Thống kê Hà Nội

13.Học viện Hành chính Quốc gia, “Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước”, (dùng cho công chức cao cấp) Hà Nội, 1998, trang 61

14.Phí và Lệ phí- Thực trạng vài giải pháp- Tài liệu trình Chính phủ về dự án Pháp lệnh Phí và lệ phí

15.Thuế- công cụ điều tiết vĩ mô nền Kinh tế- Quách Đức Pháp- nhà xuất bản xây dựng Hà Nội

120

16.Hướng hoàn thiện chế độ thu phí và lệ phí- Nguyễn Văn Phụng- Tạp chí Thuế nhà nước, số ra tháng 3/2001

17.Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh Hà Nam lần thứ 18

18. Đặng Tiến Dũng (2003), “Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế”, Tạp chí thuế Nhà nước (12)

19.Vũ Thị Hồng Nhung , “Thực trạng pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay và những vẫn đề cần hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật TPHCM

20.Từ điển Tiếng Việt

21. Thu Trang, “Nhiều nội dung kh ng còn phù hợp trong Luật Quản lý

thuế”, Website:http://www.baohaiquan.vn/Pages/Nhieu-noi-dung-

khong-con-phu-hop.aspx

22.Học viện Hành chính Quốc gia, “Thuật ngữ hành chính”, Viện nghiên cứu hành chính, Hà nội, 2002

23. PGS . TS . Nguyễn Ngọc Hùng , Giáo trình “Quản lý ngân sách nhà nước”, đại học Kinh tế TP.HCM

24.Michel Bouvier, Nhập m n luật thuế đại cương và lý thuyết thuế, Nxb Chính trị quốc gia, 2005

25.Luật Quản lý thuế dưới góc nhìn của người nộp thuế”, http://www.camnangphapluat.com/viVN/Home/thongtin/tintuc/2012/06/ 6110.aspx

26.Ngô Quan Minh (2000), “Đề cương bài giảng đào tạo cao học và nghiên cứu sinh”, Hà Nội

27.Báo cáo của Quỹ tiền tệ năm 2009

28.Vũ Hồng Long (2005),“ Hoàn thiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam” , Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội}

121

29.Trịnh Hoàng Cơ (2004) “Nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới”- Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

30. “Báo cáo một năm trang thông tin điện tử ngành Thuế”, Tổng cục Thuế, năm 2012

31.“ Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế” - báo điện tử

32.Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010”, (Ban hành kèm quyết định định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ)

33. Trần Bình Minh, (2012) , “Giới thiệu về quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp

34.Thạc sỹ Nguyễn Đức Ngọc (2007), “Một vài vấn đề về hiệu quả của Luật Quản lý thuế trong vai trò bảo đảm ổn định ngu n thu NSNN trong giai đoạn kinh tế hiện nay ở Việt Nam”, Chuyên đề, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – Đại học Luật Hà Nội

35.Chính phủ (2012) Báo cáo đánh giá tác động của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế

Website http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT.., ngày 20/12/2012.

36. “Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2013”- Tổng cục thuế, 2012.

37. Theo báo điện tử- Cục Thuế Hà Nam 15 năm xây dựng và trưởng thành

38.Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế”- Ths Trần Vũ Hải- Tạp chí nghiên cứu Lập pháp điện tử).

39.Xuân Toàn, “Cải cách thủ tục nộp thuế”, Báo thanh niên online ngày 18/07/2008,

122 Website: http://www.thanhnien.com.vn

40. Vũ Văn Cương (2012) “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam- những vấn đề lý luận và thực tiễn” - Luận văn tiến sĩ luật học

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)