7. Kết cấu luận văn
3.2.1. Đối với các cơ quan Thuế
3.2.1.1. Hoàn thiện quy trình QLT và tổ chức bộ máy
Tại Việt nam nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng, từ ngày luật QLT được ban hành, hoạt động thu thuế đã được cải tiến cả về mặt quy trình và tổ chức bộ máy thuế. Tuy vậy, ngành thuế nói chung và ngành thuế tại Hà Nam nói riêng vẫn gặp phải những hạn chế nhất định. Để quản lý tốt nguồn thu thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên đá, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành hoàn thiện quy trình quản lý thuế cũng như tổ chức bộ máy về thuế. Cụ thể như sau:
103
Thứ nhất, đối với các quy trình, thủ tục về thuế, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, một mặt đảm bảo yêu cầu quản lý thuế, mặt khác tránh gây phiên hà cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Cục Thuế tỉnh và các Chi cục thuế cần công bố công khai các thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình...) và tại các trụ sở cơ quan thuế để người nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát các việc làm của cơ quan Thuế; tăng cường các công tác hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định, kịp thời phát hiện những sai sót để có sự điều chỉnh hợp lý; đào tạo cán bộ thuế nhằm nâng cao hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức cán bộ đồng thời có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những cán bộ thuế có hành vi gây sách nhiễu, phiền hà nhân dân....
Thứ hai, xây dựng và phát triển hệ thống website của Cục thuế và các Chi cục nhằm cung cấp các dịch vụ điện tử như kê khai, nộp thuế qua mạng, dịch vụ hỏi- đáp giữa cơ quan Thuế và các doanh nghiệp kinh doanh cũng như người nộp thuế. Bắt nhịp được xu thế phát triển của xã hội cũng như nắm bắt được tính hữu dụng của mạng điện tử, Cục thuế tỉnh Hà Nam đã chú trọng vào việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin cụ thể như việc ký quyết định thành lập ban biên tập trang thông tin điện tử Cục thuế vào ngày 25/5/2012 hay gần đây nhất là Công văn số 504/CT-TH ngày 15/3/2013 “về việc đăng ký lộ trình bắt buộc thực hiện trao đổi hồ sơ điện tử” giữa Cục thuế và các chi cục, Cục thuế với cơ quan quản lý nhà nước, với người nộp thuế nhằm mục đích nâng cao hiệu quả về mặt thời gian cũng như chất lượng xử lý công việc.
Thứ ba, nâng cao công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền và hỗ trợ người nộp Thuế, chú trọng đến việc lựa chọn những người có chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc, trình độ tin học và ngoại ngữ đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt, cần
104
thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tại các chi Cục, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp hỗ trợ đối tượng nộp thuế.
Thứ tư, từng bước đổi mới cơ chế kiểm tra về thuế, xây dựng hồ sơ đánh giá về người nộp thuế, tập hợp thành kho dữ liệu lịch sử phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình kê khai nộp thuế của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, cần tiến thiết lập quy trình điều tra theo các bước: Đánh giá phân loại đối tượng kiểm tra, thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, lập kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra tại đơn vị.
3.2.1.2.Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra thuế
Hoạt động thanh tra, kiểm tra là những hoat động đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế, được ví như tai mắt của quản lý. Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế tại các nước trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra thuế là tất yếu và là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế để bảo đảm chính sách thuế được thi hành nghiêm túc. Thông qua hoạt động này, những vi phạm trong quá trình quản lý như vi phạm về chính sách pháp luật thuế (đăng ký, kê khai, nộp thuế không đúng thời gian quy định; xác định và tính không đúng số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm,...) được phát hiện, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời những sai sót của các bộ phận cấp dưới khi thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như điều chỉnh theo hướng tích cực việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế. Vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra là việc làm thường xuyên, linh hoạt và dưới nhiều hình thức. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần phải thận trọng, kín đáo và không được làm ảnh hưởng hay cản trở đến công việc thường xuyên của đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khai thác nguyên đá cũng là một trong những vấn đề đang được ngành Thuế tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong giai
105
đoạn mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khai thác đá nói riêng cần tập trung đổi mới các vấn đề sau:
- Xác định rõ nội dung kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế gồm: kiểm tra, thanh tra việc chấp hành những qui định về đăng ký, kê khai và nộp thuế, việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán và hoá đơn, chứng từ từ đó Phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế như khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho Nhà nước và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đồng thời phát hiện những quy định trong các văn bản pháp qui về thuế không phù hợp, những điểm bất hợp lý trong các qui trình quản lý thuế, trong cơ cấu tổ chức bộ máy, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế.
- Thường xuyên củng cố công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các đối tượng là người nộp thuế của hệ thống hiện hành: tập trung vào các biện pháp chống thất thu NSNN theo đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo cơ quan thuế quản lý đủ người nộp thuế và đối tượng chịu thuế; tính đúng tiền thuế phải nộp vào NSNN. Hiện nay, đối tượng nộp thuế, trong đó có đối tượng khai thác, chế biến tài nguyên đá đang thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan quản lý thuế. Điều đó cũng tạo ra ít nhiều những sai sót và lỗ hổng cho đối tượng nộp thuế. Do vậy, các biện pháp kiểm tra, thanh tra cần được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, gắn trách nhiệm của người nộp thuế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN. Mặt khác, cần thực hiện phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra; tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế; Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với
106
từng giai đoạn (thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, lập hồ sơ thanh tra, lập chứng cứ, đánh giá sau thanh tra, kiểm tra,...); Xây dựng chương trình ứng dụng trên máy tính nhằm hỗ trợ và phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Nói cách khác là xây dựng và thực hiện công tác thanh tra dựa trên phân tích, đánh giá quản lý rủi ro.
- Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế phải chỉ ra được những ưu điểm để người nộp thuế phát huy và các tồn tại, thiếu sót để người nộp thuế khắc phục, sửa chữa kịp thời. Các trường hợp sai phạm, gian lận về thuế phải được xử phạt nghiêm minh theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành để có tác dụng răn đe và giáo dục các tổ chức, cá nhân khác chấp hành đúng pháp luật thuế. Các đối tượng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì có thể 5 năm mới thanh tra toàn diện một lần.
- Tăng cường chế độ trách nhiệm cho cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Cán bộ thuế khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nếu cố tình phối hợp với người nộp thuế che giấu vi phạm của người nộp thuế để phục vụ lợi ích cá nhân và làm thất thu NSNN, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Pháp lệnh cán bộ công chức
- Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra bằng các hoạt động phối hợp trong ngành Thuế, giữa Cục thuế Tỉnh và chi cục Thuế địa phương, giữa Cục thuế, Chi cục thuế với các sở, ban ngành, Công an, Tòa án…để công tác thanh tra, kiểm tra được rõ ràng, minh bạch và đảm bảo tính pháp lý, coi đây là biện pháp tâm lý đánh vào các đối tượng nộp thuế, khiến cho người nộp thuế ý thức được trách nhiệm, tầm quan trọng của việc nộp thuế đúng, đầy đủ cũng như ý thức được hậu quả của việc làm khai không đúng, không đủ với mục đích gian lận, trốn thuế,
- Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, nhất là sở Tài nguyên môi trường cùng phối hợp với ngành Thuế kiểm soát các đối tượng
107
khai thác tài nguyên đá, tránh tình trạng khai thác đá tràn lan, gây ảnh hưởng tới môi trường dân sinh cũng như hệ sinh thái. Bên cạnh đó, sở Tài nguyên môi trường Tỉnh cũng cần có những đánh giá, báo cáo thường xuyên về trữ lượng đá cũng như tình hình khai thác đá của các doanh nghiệp trên địa bàn để làm dữ liệu đối chiếu cho quá trình quản lý thu thuế cùa cơ quan Thuế.
3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin kiểm soát thu thuế
Trước xu thế phát triển của thời đại và xã hội, ngành thuế cũng cần có sự bắt nhịp cả về tư duy và cách thức quản lý. Việc sử dụng các hệ thống thông tin một cách linh hoạt cũng là một trong các yếu tố giúp quá trình quản lý được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được thời gian, công sức của các cán bộ ngành Thuế. Trong những năm gần đây, cơ quan thuế các cấp đã tổ chức mạng lưới làm dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp để cung cấp tài liệu, tập huấn, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc về thuế để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ chính sách thuế, tự động thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Tổng cục thuế đã ban hành Quy chế công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế để tập trung công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế được tập trung vào 1 mối, hạn chế tình trạng giải đáp trái ngược nhau giữa các phòng.
Để quản lý tốt hơn nguồn thu nói chung và nguồn thu đối với hoạt động khai thác đá nói riêng, Cục thuế tỉnh Hà Nam cần phát triển và tăng cường hơn nữa hệ thống thông tin, xây dựng một hệ thống thông tin rộng khắp, kết nối Cục thuế với các Chi cục, kết nối các cơ quan thuế đối với người nộp thuế. Mặt khác, các cơ quan Thuế cần tổ chức các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời nắm tình hình giải quyết các vướng mắc đồng thời lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp trong quy trình, thủ tục quản lý nguồn thu của cơ quan thuế. Cùng với đó, cần cập nhập thường xuyên các thông tin về kinh tế, tài chính, các văn bản pháp luật hướng dẫn về thuế, các loại thuế cũ và mới ban hành để người dân cũng như các đối tượng nộp thuế
108
thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế của người dân.
Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế sẽ đáp ứng được các nội dung quản lý sau:
- Quản lý được số lượng người nộp thuế: thông qua thông tin về cấp giấy phép khai thác tài nguyên từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển sang và việc thực hiện đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ quản lý được số lượng người nộp thuế thực hiện khai thác tài nguyên.
- Phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, đối chiếu hoá đơn giữa đơn vị mua vào, đơn vị bán ra, đưa ra các thông tin cần thiết để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- Xử lý thông tin để các bộ phận chức năng chuyên sâu trong ngành thuế khai thác, xác định các khoản phải nộp ngân sách, các khoản đã nộp ngân sách, xác định nợ thuế và tính phạt nộp chậm thuế đối với người nộp.
- Quản lý hoá đơn, chứng từ in ấn, phát hành.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế qua tin học. - Quản lý nhân sự, quỹ lương của toàn ngành thuế.
- Kết nối mạng tin học giữa cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, Kho bạc, người nộp thuế và các cơ quan liên quan khác để phối hợp, cung cấp và khai thác thông tin phục vụ cho quản lý thuế.