Nguyên nhân từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 100)

7. Kết cấu luận văn

2.5.3.Nguyên nhân từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật thuế có nhiều sự thay đổi căn bản, số lượng chủ thể nộp thuế ngày càng nhiều hơn, những thủ đoạn gian lận thuế cũng ngày càng tinh vi gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý thuế [38, tr.4]. Cục thuế tỉnh Hà nam những năm qua đã ý thức được việc cần trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ ngành thuế nhưng mức độ không đồng đều. Tại cục thuế một số huyện của Tỉnh, trình độ học vấn của công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, do vậy, khi thực hiện áp dụng pháp luật còn nhiều lúng túng, làm sai hoặc sợ sai, dẫn đến

96

chậm trễ khi đưa ra các quyết định, gây nên tình trạng ách tắc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế.

Bên cạnh đó, mặc dù ngành thuế tỉnh đã áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào quản lý ngành, tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn chậm và chưa đồng bộ. Hiện nay, tại Cục thuế tỉnh và chi cục thuế Phủ Lý là 2 đơn vị đã được chú trọng đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất cũng như hệ thống công nghệ thông tin, còn đối với 4 huyện còn lại là huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, Lý Nhân, Duy Tiên chưa thực sự được quan tâm đầy đủ, hệ thống máy tính đã cũ cộng với việc chậm trễ nâng cấp dẫn đến việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ có phần chậm hơn so với 2 đơn vị trên. Mặt khác, công tác đào tạo công chức quản lý thuế và chủ thể nộp thuế về các kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nên hiệu quả áp dụng pháp luật cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

97

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 100)