Phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở hoàn thiện chức năng của

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 106)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3. Phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở hoàn thiện chức năng của

từng sắc thuế và cả hệ thống thuế

Hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo (Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010). Nhận thức được tầm quan trọng này, tỉnh Hà Nam đã chú trọng tới việc hỗ trợ ngành thuế để tiến hành các hoạt động thu. Ngoài việc tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển của ngành thuế trong tỉnh, Ban lãnh đạo tỉnh đã không ngừng yêu cầu các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với Cục thuế và các chi Cục trong hoạt động thu thuế. Bênh cạnh đó, Cục thuế Tỉnh Hà nam cũng không ngừng hoàn thiện cả về mặt chủ trương, chính sách và về mặt tổ chức để phục vụ cho công tác nguồn thu ngày một phát triển.

Thực hiện theo chỉ đạo chung, ngành thuế tỉnh đã từng bước chuyển công tác quản lý thuế từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự tính, tự khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế. Cơ chế này đã đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế trước pháp luật. Trong công tác thu Thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá, Cục Thuế tỉnh cũng đã sát sao áp dụng phương pháp nói trên. Trên cơ sở áp dụng phương pháp nghiệp vụ chuyên ngành như kiểm tra định kỳ đối với các chủ thể khai thác đá, theo dõi, đối chiếu số liệu khai báo thực tế của các chủ thể với báo cáo cử sở Tài nguyên môi trường, cục thuế tỉnh đã phối hợp cùng các sở, ban, ngành có liên quan để đưa ra các chính sách hợp lý nhằm kiểm soát nguồn thu. Nguồn thu từ hoạt động khai thác tài nguyên đá chỉ được đảm bảo khi có sự kê khai trung thực từ phía các đối tượng nộp thuế cùng với dữ liệu kiểm tra chính xác của Cục Thuế

102

Tỉnh và sở Tài nguyên môi trường, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp khai báo thiếu trung thực nhằm mục đích trốn thuế.

Bên cạnh đó mô hình chức năng trong cơ chế quản lý thuế mới gắn liền với mức độ chuyên môn hoá cao, do đó cán bộ công chức thuế phải được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu tiến tới đạt được tính chuyên nghiệp ở từng lĩnh vực, từng khâu trong công việc. Để thực hiện tốt cơ chế quản lý thuế mới này, góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quá trình quản lý thu thuế, đòi hỏi ngành thuế Hà Nam cần đầu tư cơ sở vật chất tập trung, đảm bảo hiện đại, thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng; thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện tốt cơ chế quản lý thuế theo chức năng, xoá bỏ cơ chế quản lý chuyên quản, khép kín. Phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết công việc cho cán bộ một cách phù hợp mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, mỗi cán bộ, công chức thuế cần phải tích cực, chủ động nghiên cứu các chế độ chính sách thuế, nhất là chính sách quản lý thu thuế tài nguyên, các quy trình nghiệp vụ đã ban hành để hiểu và áp dụng vào thực tiễn công việc một cách có hiệu quả

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)