Về tình hình nộp thuế

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 86)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3 Về tình hình nộp thuế

Từ những kết quả đạt được nêu trên, có thể nói ngành thuế Hà Nam đã triển khai thực hiện tốt Luật QLT và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện để quản lý thu thuế đối tài nguyên đá trên địa bàn. Qua công tác quản lý thu thuế tài nguyên đá của Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã góp phần, định hướng hành vi đối với các đơn vị khai thác tài nguyên đá theo hướng khai thác, quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả . Người khai thác tài nguyên đá cơ bản đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN đặc biệt là việc thực hiện kê khai và đăng ký nộp thuế đầy đủ với cơ quan thuế trên địa bàn nơi khai thác tài nguyên.

Kết quả của việc thực hiện tốt những quy định của pháp Luật quản lý thuế thể hiện bằng việc tỷ lệ thu ngân sách từ hoạt động khai thác đá tăng qua các năm, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách của Tỉnh. Ngay từ đầu năm 2007, do sự chỉ đạo sâu sát của UBND Tỉnh cùng sự phối hợp của các cấp, các ngành, công tác thu thuế ngày càng được chú trọng và tăng mạnh, số thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường từ hoạt động khai

82

thác đá không ngừng tăng lên, cụ thể từ năm 2010 đã tăng gấp 5,35 lần so với năm 2007

Bảng 8: Bảng thể hiện kết quả thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác đá từ năm 2007 đến năm 2010

Đơn vị tính: 1.000 đ ng

TT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thuế TN 1.577.000 2.232.000 3.284.000 7.530.000 Phí BVMT 3.208.000 7.921.000 11.757.000 18.070.000 Tổng cộng 4.785.000 10.153.000 15.041.000 25.600.000 Tỷ lệ 100% 212,18% 314,33% 535,00%

(Ngu n: Báo cáo của cục thuế tỉnh Hà Nam về tình hình thu thuế tài nguyên đá năm 2011,2012)

Bảng 9: Bảng thể hiện số nộp NSNN của DN khai thác đá năm 2011 và 2012

Nội dung Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ % tăng qua các năm Năm 2011 Năm 2012 Thuế GTGT 121.861.715.092 224.516.139.922 100% 184.23% Thuế 27.414.123.407 34.821.574.934 100% 127.02%

83 Tài nguyên Phí bảo vệ môi trường 19.057.353.307 32.595.913.252 100% 171.04% Thuế TNDN 17.130.960.027 9. 388.995.222 100% 54.80% Tổng cộng 185.464.151.833 301.322.623.330 100% 162.46%

(Ngu n: Báo cáo của cục thuế tỉnh Hà Nam về tình hình thu thuế tài nguyên đá năm 2011,2012)

Nhìn vào 02 bảng số liệu trên, có thể nhận thấy, số thuế và phí thu được từ các doanh nghiệp khai thác đá tăng lên nhanh chóng qua các năm, đặc biệt là từ 02 năm 2010 và 2011. Sở dĩ như vậy bởi trong 2 năm trên, nhu cầu về xây dựng và vật liệu xây dựng tăng cao, đòi hỏi một khối lượng lớn tài nguyên đá cần khai thác và đưa vào sử dụng. Các doanh nghiệp vì thế cùng được thành lập với số lượng nhiều hơn. Thêm vào đó, công tác quản lý thuế được triển khai mạnh mẽ, có nhiều đổi mới theo hướng bảo vệ quyền lợi người nộp thuế, cải cách dần các thủ tục hành chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng thu cho NSNN. Riêng thuế thu nhấp doanh nghiệp năm 2012 bị giảm sút so với năm 2011 (giảm 46.2%) là do năm 2012, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn đã ngừng hoạt động. Theo báo cáo của Cục thuế Hà Nam, năm 2011, các đơn vị do cơ quan thuế quản lý giảm xuống chỉ còn 116 doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổng số thu, năm 2012 vẫn tăng 62.46 % so với năm 2011, trong đó tăng nhanh và ổn định đó là thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

Để đạt được kết quả trên là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự đổi mới trong hoạt động quản lý thuế, thực hiện công tác kê khai thuế qua mạng, cơ chế tự kê khai và nộp thuế trên cơ sở đẩy mạnh công

84

tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp khai thác đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để kiểm tra tính trung thực của các ĐTNT. Bên cạnh đó, việc Cục thuế tỉnh thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật thuế, pháp luật quản lý thuế cũng như mở rộng các hình thức giao lưu, trao đổi giữa người nộp thuế và cơ quan thuế cũng làm cho NNT hiểu đúng, hiểu sâu sắc được các thủ tục về thuế đồng thời ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia nộp thuế. Từ đó, NNT nói chung và các chủ thể khai thác đá nói riêng sẽ nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về thuế, góp phần giảm thiểu tình trạng trốn thuế, nợ thuế đồng nghĩa việc số thu NSNN cũng được tăng lên.

Năm 2012, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong đó có các doanh nghiệp khai thác đá đã tự nguyện làm công văn xin được kiểm tra và truy thu thuế. Đó là một bước tiến đáng kể trong công tác quản lý thuế của ngành thuế tỉnh Hà Nam, thể hiện sự hiểu biết của các doanh nghiệp trong việc cân đối giữa trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia nộp thuế đồng thời chứng minh được sự hiệu quả của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới của ngành thuế tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)