Những hạn chế trong phát triển công nghiệp phụ trợ và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 75)

2.3.2.1. Hạn chế trong phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, đánh giá khách quan thì CNPT ở Việt Nam còn kém phát triển cả về chất lƣợng sản phẩm phụ trợ, quy mô và năng lực của các nhà sản xuất trong nƣớc. Ông Sakaba Misuto – Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khi bàn về việc Nhật Bản giúp Việt Nam thúc đẩy phát triển CNPT đã so sánh: “Nếu ví nền kinh tế Việt Nam nhƣ một chiếc xe hơi thì CNPT mới chỉ là chiếc bánh của xe đạp. Nó chƣa đủ sức nâng đỡ, trở thành lực đẩy cho nền kinh tế tiến lên”. Sự yếu kém của CNPT Việt Nam đƣợc thể hiện rõ ở những mặt sau:

- Năng lực của các nhà sản xuất phụ trợ trong nƣớc còn thấp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà sản xuất, lắp ráp.

thì một doanh nghiệp công nghiệp cần có vài chục doanh nghiệp phụ trợ để cung cấp đầu vào cho nó. Hiện nay, số lƣợng doanh nghiệp CNPT ở Việt Nam chỉ bằng 1/2 số lƣợng doanh nghiệp chính. Do đó, dẫn đến sự thiếu hụt của CNPT. Với sự thiếu hụt doanh nghiệp CNPT thì buộc các doanh nghiệp chính phải tìm kiếm nguồn cung cấp từ nƣớc ngoài, đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “nhập siêu” trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ, điển hình, trong ngành công nghiệp ô tô, trung bình một chiếc xe ô tô có khoảng 20.000 – 30.000 chi tiết để sản xuất ra nó cần hàng ngàn nhà cung cấp linh kiện. Ở Việt Nam chỉ có 60 nhà cung cấp linh kiện ở mức độ giản đơn trên tổng số 50 nhà lắp ráp, trong khi ở Nhật Bản, chỉ có khảng 14 nhà sản xuất lắp ráp nhƣng có tới 24.800 nhà cung cấp các loại, hay ở Thái Lan cũng có tới trên 1500 doanh nghiệp phụ trợ, còn Đài Loan có khoảng 2000 nhà đầu tƣ sản xuất linh kiện, phụ tùng thay thế.

Ngành công nghiệp xe máy mặc dù đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong các ngành nhƣng cũng chỉ có 230 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng. Ngành dệt may ở các nƣớc phát triển có hàng nghìn doanh nghiệp phụ trợ thì ở Việt Nam chỉ có khoảng 855 doanh nghiệp sản xuất phụ trợ.

Mặt khác, các doanh nghiệp CNPT Việt Nam với quy mô nhỏ và công nghệ thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới chỉ có khả năng cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng đơn giản, còn đối với các sản phẩm phụ trợ phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật sản xuất hiện đại thì hầu nhƣ có doanh nghiệp nào có đủ khả năng cung ứng, ngoại trừ các doanh nghiệp FDI. Hầu hết các doanh nghiệp phụ trợ trong nƣớc đạt trình độ công nghệ bậc thấp, kém hẳn các doanh nghiệp Đài Loan và Hàn Quốc, còn so với các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Hoa Kỳ thì chúng ta còn thua xa. Các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam chỉ cần tập trung mở rộng quy mô, vẫn thiếu những đầu tƣ thích đáng về chiều sâu. Thiết bị sản xuất trong các doanh nghiệp tƣơng đối lạc hậu, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, đa phần các sản phẩm là sao chép của nhau và không kiểm tra đƣợc chất lƣợng một các chặt chẽ. Do đó, chỉ một vài nhà sản xuất trong nƣớc có

thể cung cấp các linh kiện phụ kiện đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Hơn nữa, các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam có khả năng tài chính hạn chế, năng lực tổ chức quản lý và sản xuất còn yếu kém, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà sản xuất, lắp ráp nƣớc ngoài. Nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc tỏ ra chậm chạp trong việc đổi mới tƣ duy và cách thức sản xuất. Hình thức sản xuất tích hợp theo chiều dọc vẫn đƣợc áp dụng, theo đó chuỗi giá trị hoàn chỉnh cho một sản phẩm từ thiết kế, chế tạo linh phụ kiện cho tới lắp ráp, phân phối sản phẩm vẫn đƣợc thể hiện tại cùng một doanh nghiệp. Đây là cách thức sản xuất lạc hậu, khiến cho nguồn lực bị phân tán, làm giảm sức canh tranh của sản phẩm. Các doanh nghiệp tƣ nhân có phần linh hoạt và nhạy bén hơn. Tuy nhiên, do sự hạn chế về nguồn vốn và công nghệ nên quy mô và chất lƣợng của dây truyền sản xuất không đƣợc cải thiện nhiều, các sản phẩm phụ trợ tạo ra không đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà lắp ráp. Các doanh nghiệp phụ trợ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là bộ phận chủ chốt hiện nay đã và đang có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển CNPT Việt Nam. Các doanh nghiệp này có tiềm lực mạnh hơn về tài chính, công nghệ cũng nhƣ năng lực quản lý nên có khả năng cung cấp các sản phẩm phụ trợ với chất lƣợng cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp FDI nào cũng sẵn sàng đầu tƣ vào sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Vì thế, các nhà lắp ráp vẫn phải nhập khẩu một lƣợng linh kiện, phụ tùng từ nƣớc ngoài và tỷ lệ nội địa hóa vẫn rất thấp.

Ngoài ra, công nghiệp phụ trợ kém phát triển trên nền sản xuất khép kín; tỷ trọng doanh nghiệp nhà nƣớc, kém năng động; đội ngũ doanh nhân còn nhiều yếu kém, thiếu năng động. Các ngành CNPT (chủ yếu do doanh nghiệp nhà nƣớc sản xuất) cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng kém và giá thành cao (vì công nghệ lạc hậu, vì quản lý kém…) nên chỉ tiêu thụ đƣợc trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN). Nhƣng cũng vì dùng những sản phẩm phụ trợ này mà các sản phẩm lắp ráp, các loại máy móc hoàn thành tại các công ty nhà nƣớc cũng không có sức cạnh tranh. Đây là một sự liên kết kém hiệu suất và bó chân lẫn nhau trong nội bộ

các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất các sản phẩm phụ trợ với các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài, và công nghệ, tri thức quản lý đƣợc chuyển giao từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Năng lực yếu kém của ngành CNPT Việt Nam đã, đang và sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp FDI, nhất là sau khi Việt Nam kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết gia nhập WTO. Điều này đang dẫn đến nguy cơ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rút vốn khỏi thị trƣờng Việt Nam để tìm kiếm những thị trƣờng thuận lợi hơn trong cung ứng đầu vào để cắt giảm chi phí. Theo ông Nobuhiko Marakami- Tổng giám đốc công ty Toyota Việt Nam, hiện nay giá trị gia tăng của Toyota Việt Nam chỉ nằm trong mức 15-35%, trong khi mức đó ở Indonesia và Thái Lan lên đến khoảng 90%. Việc lắp ráp ô tô tại Việt Nam phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu linh kiện từ Toyota Nhật Bản, dẫn đến chi phí đầu vào cao, từ đó khiện cho khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất này trở nên kém. Với những doanh nghiệp sản xuất ô tô nhƣ Toyota, lộ trình cắt giảm thuế là 2018. Đến lúc đó, nếu ngành CNPT trong nƣớc không đủ mạnh để cung cấp linh kiện, phụ tùng tại chỗ cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô thì các sản phẩm tạo ra khó có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Khi đó, xu hƣớng chuyển dịch đầu tƣ sang quốc gia khác là rất có thể xảy ra (việc Sony đóng cửa các cơ sở sản xuất ở Việt Nam là một minh chứng).

Nhƣ vậy, các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam không chỉ hạn chế về số lƣợng, mà còn yếu kém về năng lực sản xuất, kinh doanh. Họ thƣờng xuyên không đáp ứng đủ yêu cầu của các nhà lắp ráp về chất lƣợng, giá cả và phân phối sản phẩm.

- Tỉ lệ nội địa hóa thấp

Tỉ lệ nội địa thấp cho thấy sự phát triển của CNPT Việt Nam, hầu hết các sản phẩm hỗ trợ cơ bản của các ngành dệt may, điện tử, ô tô,… đều phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Theo thống kê của JETRO (Tổ chức thƣơng mại Nhật Bản tại Việt Nam), tỉ lệ nội địa hóa trung bình của các nhà sản xuất Nhật Bản ở ASEAN 4 (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipines) là 60,8%, trong khi tỉ lệ này ở Việt Nam chỉ đạt 32,5 %. Tuy nhiên, tỉ lệ nội địa hóa không những không tăng mà còn có dấu hiệu giảm xuống. Theo một khảo sát của JETRO trong thàng 10/1011 cho thấy, tỉ lệ

nội địa hóa tại Việt Nam chỉ đạt 28,7%, thấp hơn nhiều so với con số các nƣớc khu vực ASEAN. Ở Việt Nam, ngành xe máy là ngành có tỉ lệ nội địa hóa cao nhất, trên 80%. Trái ngƣợc với xe máy, CNPT ô tô còn kém phát triển nên tỉ lệ nội địa hóa chỉ đạt 5-10%, ngành dệt may mặc dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhƣng vẫn phải nhập tới 90% nguyên liệu. Ngành điện tử gia dụng tỉ lệ nội địa hóa cũng chỉ đạt 20-40%.

Hầu hết các nhà sản xuất lắp ráp FDI với yêu cầu chất lƣợng sản phẩm cao và giảm chi phí sản xuất nên đều rất muốn tăng tỉ lệ nội địa hóa. Song đến nay, CNPT Việt Nam kém phát triển nên các nhà lắp ráp FDI ít tìm đƣợc nhà cung cấp CNPT đáng tin cậy.

Theo thống kê của JETRO năm 2007, có tới 72% các nhà sản xuất nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam có kế hoạch tăng tỉ lệ nội địa hóa nguyên, phụ liệu, linh kiện nhƣng “lực bất tòng tâm”. Họ vẫn phải nhập khẩu từ các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,… chỉ có khoảng 23,6% linh kiện, phụ tùng đƣợc sản xuất trong nƣớc có chất lƣợng đƣợc các nhà lắp ráp chấp nhận. Tỉ lệ nội địa hóa thấp gây khó khăn cho các doanh nghiệp FDI bởi việc nhập khẩu sẽ tăng chi phí và tính ổn định không cao, họ không chủ động đƣợc kế hoạch kinh doanh và phải chịu sức ép lớn từ các nhà cung cấp nƣớc ngoài.

- Thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ nội địa và các nhà sản xuất lắp ráp FDI.

Một hạn chế đáng kể của CNPT Việt Nam là sự kết nối giữa doanh nghiệp lắp ráp FDI và doanh nghiệp hỗ trợ rất lỏng lẻo, rời rạc, chƣa có sự trao đổi cần thiết. Các doanh nghiệp FDI đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên cách lựa chọn các nhà cung cấp rất đa dạng, do đó, việc thiết lập một kênh thông tin giữa doanh nghiệp lắp ráp FDI và doanh nghiệp hỗn trợ trong nƣớc là rất hết sức cần thiết. Nhƣng đáng tiếc là thị trƣờng Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi này, giữa các doanh nghiệp lắp ráp và các nhà sản xuất linh kiện thiếu mối liên kết đa dạng, thiếu những cơ sở dữ kiện tin cậy để cung cấp cho nhau. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp FDI phải chủ động tìm kiếm rồi lựa chọn ra nhà cung cấp linh kiện phù hợp. Tuy nhiên,

chế. Mặc dù các doanh nghiệp lắp ráp nƣớc ngoài đã rất nỗ lực tìm kiếm các nhà cung cấp trong nƣớc nhƣng họ không biết phỉa tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện tiềm năng ở đâu. Vì vậy, các doanh nghiệp FDI đã phải tìm đến hàng trăm doanh nghiệp mới tìm ra một nhà cung cấp phù hợp. Do đó, các nhà lắp ráp FDI thƣờng mất động cơ thay thế linh kiện nhập khẩu bằng linh kiện trong nƣớc. Trong khi đó, các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa lại thu động, thiếu sự linh hoạt trong việc tiếp cận các doanh nghiệp FDI. Khả năng Marketing và xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh của các doanh nghiệp hỗ trợ cũng kém, do đó sản phẩm làm ra ít đƣợc các nhà lắp ráp biết đến.

Ngoài ra, doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp linh kiện trong nƣớc cũng ít có cơ hội để gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi trực tiếp. Mặc dù, gần đây, các địa phƣơng cũng xúc tiến các hội trợ quảng bá sản phẩm hỗ trợ nhƣng không thƣờng xuyên. Vì vậy, sự hiểu biết về năng lực cũng nhƣ nhu cầu của hai bên còn rất hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp FDI gặp rất nhiều khó khăn khi muốn tìm kiếm một nhà cung cấp phù hợp, còn các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa không nắm đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp FDI nên chƣa sản xuất đƣợc các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến CNPT của Việt Nam khó phát triển đồng bộ và tạo đƣợc sự bứt phá.

- Nhu cầu về linh kiện còn hạn chế, sức cạnh tranh của sản phẩm CNPT thấp Hiện này, CNPT của Việt Nam còn hết sức non trẻ nên mục tiêu trƣớc mắt là cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó nhu cầu của doanh nghiệp lắp ráp trong nƣớc là cơ sở để xác định quy mô phát triển của CNPT. Tuy nhiên, nhu cầu linh kiện của các doanh nghiệp lắp ráp tại Việt Nam còn rất hạn chế, nguyên nhân là do sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà lắp ráp. Hiện nay, các sản phẩm CNPT của các doanh nghiệp Việt Nam chất lƣợng không ổn định, giá thành cao và thời gian giao hàng không đảm bảo nên là nguyên nhân chính dẫn đến việc các đối tác nƣớc ngoài không hƣớng tới thị trƣờng này.

Mặc dù, dung lƣợng thị trƣờng nhỏ, chƣa đảm bảo quy mô sản xuất kinh tế đối với CNPT, vì vậy không hấp dẫn các công ty đa quốc gia đầu tƣ trực tiếp sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt đối với các loại hàng điện tử, gia dụng, các sản phẩm của công nghệ thông tin phần cứng nhƣ máy tính cá nhân, điện thoại di động, các loại xe hơi, xe máy… Đồng thời, số lƣợng các doanh nghiệp cung ứng nội địa rất ít, sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản. Khu vực FDI cũng có số lƣợng ít, hầu nhƣ chỉ phục vụ cho nhu cầu nội bộ của công ty mẹ, hoặc chuyên xuất khẩu.

- Trình độ của ngƣời lao động tiếp thu và nắm bắt công nghệ còn hạn chế. Một khó khăn trong tiếp thu khoa học công nghệ của các doanh nghiệp CNPT là trình độ công nghệ của ngƣời lao động thấp. Lao động trong các doanh nghiệp CNPT hiện tại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông với tỷ lệ trung bình khoảng 9% lao động tốt nghiệp phổ thông, 17% lao động đƣợc đào tạo trình độ cao đẳng và 15 % trình độ đại học, sau đại học chỉ chiếm 28%. Đây chính là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp CNPT tiếp thu công nghệ hiện đại: nhƣ ngành dê ̣t may , tổng số lao đô ̣ng của ngành chiếm 5% tổng số lao đô ̣ng toàn quốc , nhƣng chất lƣợng lao đô ̣ng chƣa cao: ngành dệt, lao đô ̣ng qua đào ta ̣o chiếm 35,1 %; ngành dệt may, tỷ lệ qua đào ta ̣o thấp hơn , 18,24 % tổng số lao đô ̣ng có trình đô ̣ cao đẳng , đa ̣i ho ̣c. Bên cạnh đó khả năng ƣ́ng du ̣ng và tính sáng ta ̣o của nguồn nhân lƣ̣c rất ha ̣n chế . Chất lƣơ ̣ng đào ta ̣o chƣa hợp lý , dẫn đến đô ̣i ngũ kỹ sƣ , kỹ thuật và công nhân thiếu sự tích lũy về trình độ công nghệ và thực tiễn,...

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Bất cập về chính sách

Ở Việt Nam, cho đến nay chƣa có khung pháp lý nào cho CNPT phát triển và chƣa có chính sách khuyến khích phát triển CNPT một cách thỏa đáng, ổn định. Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng CNPT ở nƣớc ta chậm phát triển.

Trƣớc đây chỉ có duy nhất một văn bản chính thức đề cập các vấn đề về phát triển công nghiệp phụ trợ, đó là “Quy hoạch tổng thể về Công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đến 2010, tầm nhìn 2020” đƣợc thông qua vào năm 2007. Tuy nhiên, bản quy

trợ quá rộng, bao trùm hầu hết các vấn đề liên quan đến toàn bộ chuỗi giá trị từ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 75)