Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển công nghiệp phụ trợ và bài học kinh

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 37)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ

Từ thập kỷ 70 cho đến nay, Thái Lan thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hóa định hƣớng xuất khẩu. Với chiến lƣợc phù hợp này công nghiệp Thái Lan có những bƣớc tiến vƣợt bậc, các ngành công nghiệp chủ lực chuyển từ sử dụng nhiều lao động với công nghệ sản xuất, chế tạo giản đơn sang các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hàm lƣợng vốn, công nghệ và chất xám. Những ngành công nghiệp chủ chốt và có lợi thế so sánh của Thái Lan nhƣ ngành: công ngiệp chế biến, dệt, may mặc, điện tử và đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô với việc lắp ráp, sản xuất ô tô và linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp ô tô.Cho đến nay, Thái Lan đƣợc coi là một trong những nƣớc ASEAN tích cực nhất trong phát triển công nghiệp phụ trợ.

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng khuyến khích thành lập các tổ chức dƣới dạng các hiệp hội ngành mang tính chất là cơ quan của Chính phủ và thiết lập quan hệ giao lƣu gần gũi với các công ty nƣớc ngoài nhằm tạo mối liên kết đa dạng giữa các nhà lắp ráp với các nhà sản xuất linh kiện, phụ kiện tại địa phƣơng. Chính nhờ nỗ lực đó mà Thái Lan đã đạt đƣợc sự phát triển CNPT đáng kể, đặc biệt là trong ngành ô tô để trở thành Detroit của ASEAN (Trung tâm chế tạo ô tô).

Đặc biệt nguồn nhân lực có kỹ năng cao cho CNPT đƣợc coi là chính sách hàng đầu cho phát triển CNPT ở Thái Lan. Các chính sách ƣu tiên cho phát triển nguồn nhân lực đƣợc Chính phủ Thái Lan quan tâm nhƣ: đãi ngộ đào tạo, giảm thuế thu nhập cá nhân,… nhằm đào tạo kỹ năng cho ngƣời lao động. Thái Lan đƣợc coi là một trong những nƣớc tích cực trong việc phát triển kỹ năng. Đối với các doanh nghiệp đào tạo nhân lực, phát triển đội ngũ bán lẻ và tuyển dụng nhân lực khoa học công nghệ, Chính phủ Thái Lan đã đƣa ra các gói hỗ trợ đổi mới công nghiệp và khuyến khích phát triển kỹ năng bằng cách giảm thuế nhập khẩu máy móc. Các lĩnh vực nhận đƣợc ƣu tiên đó là: thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, thiết bị y tế, các thiết kế điện tử, hoạt động phòng thí nghiệm, các hoạt động phát triển nhân lực,... Ngoài ra, thúc đẩy liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với công ty mẹ nƣớc ngoài cũng là giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Liên kết với Nhật Bản

là một trong những chiến lƣợc phát triển nhân lực cho CNPT. Hiện tại, chƣơng trình hợp tác Nhật Bản – Thái Lan nổi bật nhất trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ là Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực ô tô nhằm nâng cao khả năng thực hiện chất lƣợng, giá thành và giao nhận của các doanh nghiệp 100% vốn trong nƣớc thông qua chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực bằng cách đào tạo cán bộ huấn luyện. Chƣơng trình đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng của các cán bộ quản lý, giám sát viên và công nhân sản xuất.

Đồng thời Chính phủ Thái Lan còn sử dụng chính sách xuất khẩu lao động, đặc biệt là ƣu tiên lao động kỹ thuật. Sau một thời gian làm việc ở nƣớc ngoài, ngƣời lao động sẽ nắm đƣợc kỹ thuật, tác phong công nghiệp. Bởi theo họ, sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Với sự phát triển nhận thức và thay đổi chính sách phát triển CNPT, trong những năm gần đây Thái Lan nổi lên là một trong những nƣớc có ngành CNPT phát triển nhất Châu Á.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển CNPT

Là một nền kinh tế công nghiệp mới nổi ở Đông Nam Á , Malaysia đã thành công trong viê ̣c chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách ấn tƣợng từ một nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp chế ta ̣o. Cùng với sự phát triển của ngành này thì ngành CNPT phát triển khá nhanh chóng trong thời gian qua . Hiê ̣n nay Malaysia là mô ̣ t trong nhƣ̃ng nguồn cung cấp chính cho các công ty đa quốc gia và mạng lƣới sản xuất toàn cầu các linh kiện và điê ̣n tƣ̉, các phụ kiện cho rất nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao và phƣ́c ta ̣p nhƣ ô tô, máy móc, thiết bi ̣ sản xuất dầu và khí, thiết bi ̣ hàng không vũ tru ̣, thiết bi ̣ y tế thâ ̣m chí cả quốc phòng . Để có đƣợc hiê ̣u quả cao nhƣ vậy trong CNPT, Malaysia đã thƣ̣c hiê ̣n nhiều nhƣ̃ng chính sách và chiến lƣợc hợp lý nhƣ:

Chính phủ Malaysia đã thực hiện nhiều chƣơng trình, chính sách khuyến khích phát triển ngành CNPT nhƣ: Ƣu đãi trong thu hút FDI vào các ngành CNPT thông qua Cơ quan công nghiệp nhà nƣớc Malaysia (MIDA). Cụ thể ƣu đãi thuế cho các

giao thông và linh kiện và phụ tùng; các ngành CNPT; sản xuất các thiết bị và linh kiện điện, điện tử; sản xuất các sản phẩm nhựa. Ngoài ra, Chính phủ Malay sia còn xây dựng các chƣơng trình phát triển các ngành quy mô nhỏ và vừa nhƣ: Chƣơng trình hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp linh kiện. Mục tiêu chính của chƣơng trình này là tạo ra một thị trƣờng công nghiệp mà các công ty công nghiệp quy mô nhỏ và vừa của Malaysia có thể trở thành những nhà sản xuất và cung cấp đáng tin cậy các sản phẩm đầu vào công nghiệp nhƣ máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp lớn. Hơn nƣ̃a, Malaysia cũng đã quan tâm tới viê ̣c phát triển các cu ̣m công nghiê ̣p , điều này đƣợc thể hiê ̣n trong Quy hoa ̣ch công nghiê ̣p lần 3 của Malaysia , ở đây nhấn ma ̣nh mối liên kết giƣ̃a các cu ̣m công nghiê ̣p và đƣa ra mô ̣t số yếu tố mới , chọn lọc các tiểu ngành mu ̣c tiêu cho mỗi nhóm . Ví dụ cụm điện tử , các tiểu ngành nhƣ công nghê ̣ nano sẽ đƣợc nhấn ma ̣nh hay trong hóa chất và dƣợc phẩm thì công nghê ̣ sinh ho ̣c sẽ đƣợc lƣu tâm.

Đặc biệt, Chính phủ Malaisia còn đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho CNPT. Chính phủ Malaysia đã thành lập quỹ Phát triển nhân lực, hỗ trợ chi phí đào tạo cho công ty thực hiện đào tạo nhân viên trƣớc khi vào làm việc và hỗ trợ gấp đôi chi phí cho công ty cho phép ngƣời lao động đi đào tạo tại một cơ sở đào tạo đƣợc nhà nƣớc công nhận. Đồng thời, Chính phủ Malaysia cũng khuyến khích sự phát triển trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển có đóng góp đáng kể với quá trình phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn của đất nƣớc.

Với các chính sách tích cực thúc đẩy CNPT phát triển, đến nay Malaysia đã trở thành nƣớc có năng lực và chất lƣợng sản xuất đẳng cấp quốc tế, chuyển từ vị thế là nhà cung cấp đơn lẻ, cung cấp cấp thấp thành các nhà cung ứng toàn cầu.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ngày nay, khi nói đến Châu Á thì Trung Quốc đƣợc biết đến trong vị trí mới với vai trò là một thị trƣờng lớn và là một đầu tàu kinh tế của khu vực. Trung Quốc có tiềm lực kinh tế khá mạnh sau quyết định cải cách năm 1978 và nhanh chóng trỗi dậy trở thành một cƣờng quốc kinh tế chiếm hàng đầu thế giới trong sản xuất và ngoại thƣơng. Từ cuối thập niên 1990 dƣ luận quốc tế nói đến Trung Quốc nhƣ là

một “công xƣởng thế giới” đặc biệt trong đó CNPT đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển, Trung Quốc hiện là nơi có truyền thống CNPT phát triển mạnh mẽ. Cuối nhƣ̃ng năm 1990, Trung Quốc đã ban hành chính sách đa da ̣ng hóa , tƣ̣ do hóa , bãi bỏ yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa , xây dƣ̣ng mới kết cấu ha ̣ tầng , ƣu đãi thuế đối với doanh nghiê ̣p sƣ̉ du ̣ng công n ghê ̣ tiên tiến . Chính sách, biê ̣n pháp của Trung Quốc đƣa ra để phát triển CNPT là : thành lập các tổ chức làm cầu nối giữa khu vực tƣ nhân và Nhà nƣớc , chính sách tăng cƣờng phát triển tiềm năng KH -CN quốc gia , đổi mới cơ ch ế tài chính , hỗ trợ các doanh nghiê ̣p tƣ nhân hợp tác và chuyển giao công nghê ̣ sản xuất tƣ̀ các đối tác nƣớc ngoài, xúc tiến hợp tác nghiên cứu khoa học, đào ta ̣o nhân lƣ̣c… Có cơ chế cho các doanh nghiê ̣p phối hợp đề đa ̣t vớ i Chính phủ nhƣ̃ng yêu cầu hỗ trợ về mă ̣t chính sách , cải thiện môi trƣờng hoạt động kinh doanh hƣớng vào thu hút FDI.

Thông qua các chính sách của mình Trung Quốc đã dần tạo ra một kết cấu ngành nghề ngày càng hoàn thiện vào các lĩnh vực kỹ thuật cao nhƣ: ngành chế tạo thiết bị, cơ khí điện máy, sản xuất vật liệu, đặc biệt các công ty xuyên quốc gia đầu tƣ thành lập trung tâm nghiên cứu ngày càng tăng và tập trung vào lĩnh vực trọng điểm nhƣ: ngành chế tạo thiết bị điện tử và thông tin, thiết bị giao thông vận tải, sản xuất nguyên vật liệu và thành phẩm hóa học.

Đồng thời, Trung Quốc có các chính sách thúc đẩy nhân lực cho các doanh nghiê ̣p nhỏ và vƣ̀a gắn với cấp đi ̣a phƣơng nhƣ giải pháp : tƣ̣ do hóa thi ̣ trƣờng lao đô ̣ng, tƣ̣ do hóa viê ̣c di cƣ lao đô ̣ng . Thƣ̣c hiê ̣n tìm kiếm nguồn nhân lƣ̣c chất lƣợng cao trên thế giới hay tƣ̀ nguồn lƣ̣c tƣ̀ Hoa Kiều . Ban hành Cƣơng yếu quy hoa ̣ch nhân tài với chủ trƣơng phát triển nhân tài tầm trung và dài ha ̣n . Hiê ̣n nay, Chính phủ Trung Quốc đang triển khai 16 dƣ̣ án khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t quan tro ̣ng , phấn đấu đến năm 2020 đƣa tổng số cán bô ̣ khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t loa ̣i hình sáng ta ̣o cấp cao lên tới 40 nghìn ngƣời. Đồng thời, tăng cƣờng đào ta ̣o nhân tài nghiên cƣ́u phát triển , và nhân tài quản lý ; xây dƣ̣ng cơ sở tâ ̣p huấn sáng ta ̣o đổi mới công trình ; ấn định chính sách ƣu đãi, nhất là nhân tài ha ̣t nhân dẫn đầu ngành sản xuất…

Với những chính sách ƣu đãi lớn, hiện nay Trung Quốc là nƣớc có đội ngũ công nhân và kỹ sƣ lành nghề bậc nhất trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là những lĩnh vực thâm dụng công nghệ. Vì vậy, CNPT của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, biến Trung Quốc trở thành thị trƣờng cung cấp lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 37)