Thách thức đối với công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 45)

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, cùng với xu hƣớng hình thành kinh tế tri thức không chỉ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mỗi quốc gia mà bên cạnh đó nó cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nƣớc ta mặc dù đang là một nƣớc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣng về cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu gây khó khăn cho phát triển CNPT, trong đó đặc biệt là sự yếu kém về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc ở trình độ lạc hậu tụt xa so với thế giới. Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia các ngành CNPT đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó khó cạnh tranh đƣợc với các công ty hay tập đoàn lớn. Để khắc phục tình trạng này các doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các Hiệp hội có tổ chức sẽ đảm bảo đƣợc quyền lợi của họ khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và thƣơng mại ở trong và ngoài nƣớc. Việc hình thành các cụm, khu liên kết công nghiệp hiện nay đang tạo ra những lợi thế cho các doanh nghiệp CNPT phát triển bởi sự tập trung một số lƣợng lớn các doanh nghiệp trong một khu vực vừa tạo ra sự hợp tác vừa tạo ra sự cạnh tranh sẽ làm cho các doanh nghiệp CNPT có động lực để phát triển.

Mặt khác, dù hiện nay công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng rộng dãi nhƣng các doanh nghiệp ít công khai minh bạch về sản phẩm cũng nhƣ các thông tin khác về doanh nghiệp của mình gây nên cản trở lớn cho các nhà đầu tƣ và giao dịch giữa nhà sản xuất trong nƣớc và nhà lắp ráp. Ở Việt Nam, các nhà lắp ráp muốn tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa nhƣng họ gặp phải vấn đề là không biết tìm các nhà cung cấp này ở đâu. Nhiều doanh nghiệp phải sử dụng danh bạ điện thoại và các mối quan hệ cá nhân để tìm ra các nhà cung cấp tiềm năng. Một công ty cho biết họ phải tới 100 doanh nghiệp để tìm ra một nhà cung cấp có năng lực. Điều này sẽ làm tiêu

địa cho đến nay vẫn chƣa quan tâm tới việc xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp và còn thiếu tự tin khi hợp tác kinh doanh cùng họ.

Ngoài ra, Việt Nam tuy có số lƣợng lao động dồi dào nhƣng chất lƣợng và trình độ nguồn lao động vẫn còn thấp gây khó khăn trong quá trình sản xuất, hiện nay trong ngành công nghiê ̣p có tới 63% lực lƣợng lao động thiếu kỹ năng và 33% có tay nghề chƣa thành thạo. Nhƣ vậy, chúng ta đang thiếu nghiêm trọng lực lƣợng lao động có tay nghề cứng để đáp ứng cho sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Để khắc phục đƣợc những khó khăn trên đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thích hợp từ phía doanh nghiệp và Chính phủ.

2.2. Thƣ̣c tra ̣ng phát triển công nghiê ̣p phu ̣ trơ ̣ ở Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 45)