Mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 93)

2030

3.1.3.1. Mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020

Trong Quy hoạch phát triển các ngành CNPT đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Công thƣơng đã đƣa ra mục tiêu tổng quát phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, đó là: Phấn đấu đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Cụ thể:

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trƣởng cao.

- Tạo bƣớc chuyển căn bản để công nghiệp thực sự là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đƣa tỷ trọng công nghiệp GDP trên 40% vào năm 2020.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp ở mức trên 10,5% /năm.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp hƣớng về xuất khẩu. Phấn đấu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp gắn liền với đa dạng hóa mặt hàng và thị trƣờng. Tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, hạn chế

3.1.3.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trên cơ sở mục tiêu phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Bộ Công thƣơng cũng đƣa ra mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, đó là:

- Công nghiệp phụ trợ dệt may đến năm 2015 sản xuất đạt khoảng 39% và đến năm 2020 là khoảng 40% nhu cầu vải dệt thoi, đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về các phẩm thô, sơi tổng hợp. Đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020.

- Công nghiệp phụ trợ ngành da giày phối hợp với ngành dệt may, đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giày dép, đặc biệt là giày dép vải xuất khẩu.

- Công nghiệp phụ trợ ngành điện tử - tin học nhằm mục tiêu sau năm 2010 sẽ phát triển sản xuất linh kiện lắp ráp đồng bộ, linh kiện đạng nguyên vật liệu và các loại linh, phụ kiện (đĩa CD, CD – Rom, DVD, pin mặt trời,…). Xây dựng một số nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử y tế kỹ thuật cao, thiết bị cảnh báo điện tử.

- Công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí chế tạo cần tăng cƣờng đầu tƣ chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo hiện có để nâng cao năng lực đúc, rèn, tạo phân phối lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn để chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản xuất 3 nhóm sản phẩm cơ khí chính là thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy móc xây dựng, tích cực thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các quá trình sản công nghệ cao, vào những khâu cơ bản mà Việt Nam còn yếu kém.

3.2. Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với quá trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam (Trang 93)