Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 52)

2.2.1. Phương pháp phân tích- tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để

42

tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể( có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3, chƣơng 4 của luận văn. Cụ thể:

Thứ nhất, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế tập thể ở

Quảng Bình. Các nhân tố bao gồm: nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội; Chủ trƣơng của tỉnh Quảng Bình.

Thứ hai, phân tích đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình. Thứ ba, phân tích bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế tập

thể của quảng Bình.

Thứ tư, phân tích các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở

Quảng Bình.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 1, chƣơng 3 và chƣơng 4 của luạn văn. Cụ thể:

Chƣơng 1: Từ 1 số công trình điển hình nghiên cứu về kinh tế tập thể, luận văn đã tổng hợp lại thành nhóm các công trình, khái quát những nghiên cứu đã công bố và những vấn đề đặt ra cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu. Đồng thời tổng hợp những vấn đề liên

43

quan đến phát triển kinh tế tập thể. Sau khi phân tích các kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về phát triển kinh tế tập thể, luận văn đã rút ra các bài học kinh nghiệm.

Chƣơng 3: Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình, luận văn khái quát thành những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình.

Chƣơng 4: tổng hợp các nhân tố mới ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế tập thể ở quảng Bình trong tƣơng lai; những cơ hội và thách thức đối với quá trình.

2.2.2. Phương pháp logic - lịch sử

Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tƣợng và sự kiện (ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi tính chất cụ thể của nó.

Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hƣớng chung trong sự vận động của chúng.

Phƣơng pháp lịch sử tuy phải theo sát tiến trình phát triển của lịch sử, diễn lại mọi bƣớc đƣờng quanh co, ngẫu nhiên, thụt lùi tạm thời của quá trình phát triển hiện thực, nhƣng không phải là miêu tả lịch sử một cách kinh nghiệm chủ nghĩa, chất đống tài liệu mà miêu tả theo sợi dây logic nhất định của sự phát triển lịch sử, một cách có quy luật.

Phƣơng pháp logic không phải là một sự ghi chép giản đơn, một sự phản ánh không sinh động về hiện thực mà là sự phản ánh biết rút ra từ trong lịch sử cái chủ yếu và làm cho cái chủ yếu ấy thể hiện đƣợc bản chất của quá trình lịch sử.

Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn: từ khung khổ lý thuyết về phát triển kinh tế tập thể ở chƣơng 1, luận văn phân tích và đánh giá sự phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình theo các nội dung tƣơng ứng: Hoạch định phát triển kinh tế tập thể; Đa dạng hóa các hình thức kinh tế tập thể; Nâng cao năng suất lao động …Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân tình hình phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình, luận văn đƣa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình.

44

Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng phổ biến ở chƣơng 1: luận văn đi từ khái niệm, nội dung đến những nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế tập thể.

Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 3: luận văn phân tích phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình theo trình tự thời gian, gắn với những điều chỉnh chính sách của nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể.

2.2.3. Phương pháp thống kê, mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến ở chƣơng 1, chƣơng 2, chƣơng 4 của luận văn.

Ở chương 1, luận văn thống kê và mô tả các công trình nghiên cứu đã công

bố có liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp tới đề tài.

Ở chương 2, luận văn mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong

luận văn.

Ở chương 3, Sau khi thu nhập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp

các loại chỉ số tuyệt đối, tƣơng đối, bình quân về kinh tế tập thể ở Quảng Bình, trên cơ sở đó mô tả quy mô và sự biến động của tình hình phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình.

2.2.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Điều tra trong nghiên cứu khoa học là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của ngƣời đƣợc điều tra.

Trong luận văn sử dụng phƣơng pháp điều tra phỏng vấn, đây là một hình thức của phƣơng pháp điều tra trong đó dùng một hệ thống câu hỏi miệng để ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu đƣợc những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề đƣợc hỏi. Đây là hình thức điều tra cá nhân - cá nhân, thƣờng đƣợc sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới làm quen với khách thể. Khi đó ngƣời điều tra phỏng vấn một vài cá nhân chủ yếu để thăm dò, phát hiện vấn đề, chuẩn bị cho hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra.

Đây là một phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, ngƣời phỏng vấn

45

nêu những câu hỏi theo một chƣơng trình đƣợc định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng thông qua các hình thức trao đổi thông tin giữa tác giả và đối tƣợng điều tra (bà con xã viên của HTX). Từ đó thu thập thông tin từ từ, tạo mối quan hệ bƣớc đầu để làm quen và tiến hành các bƣớc điều tra tiếp theo.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng an-két, đây là phƣơng pháp dùng một hệ thống câu hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, ngƣời đƣợc hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phƣơng pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều ngƣời, có khi cả hàng ngàn ngƣời nên thƣờng đƣợc sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học giáo dục…

Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp này chủ yếu ở Chƣơng 3 - Thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình. Phƣơng pháp này nhằm điều tra số liệu và làm rõ hơn một số điều kiện nguồn lực của các HTX, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ điều hành của các HTX, các hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh, thu nhập của cán bộ, xã viên trong hợp tác xã, đánh giá của các đối tƣợng hƣởng lợi từ dịch vụ.

Phƣơng pháp này đƣợc tác giả thu thập thông qua các Phiếu điều tra Hợp tác xã, Phiếu thu thập thông tin về hộ sản xuất. (Xem Phụ lục 2, Phụ lục 3)

Qua khảo sát thực tế 95 hộ xã viên HTX NN của huyện - thị - thành phố trong tỉnh nhƣ: Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy, Đồng Hới, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Minh Hóa đã tổng hợp đƣợc một số thông tin cơ bản nhƣ: Động cơ để ngƣời dân vào xã viên HTX phần lớn do ngƣời nông dân có nhận thức đƣợc lợi ích của ngƣời xã viên trong HTX mới hiện nay. Tuy nhiên còn nông dân chƣa nhận thức rõ về HTX kiểu mới, còn tƣ tƣởng sợ nhƣ HTX kiểu cũ nên chƣa mạnh dạn vào HTX nhƣ hiện nay và có một số nông dân vào HTX là để cho có với mọi ngƣời.

46

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Ở QUẢNG BÌNH 3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.065 Km2, có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phí Tây; có cảng Hòn La. Cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A và Đƣờng Hồ Chí Minh, Đƣờng sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cử khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nƣớc CHDCND Lào, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế tập thể nói riêng nhất là thƣơng mại, dịch vụ tạo điều kiện cho các loại hình HTX thƣơng mại, dịch vụ phát triển.

Đặc biệt Quảng Bình có vùng Karst trẻ Phong Nha - Kẻ Bàng - Him Nậm Nô rộng lớn (khoảng 200 nghìn ha). Hệ thống động Phong Nha đƣợc đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất (dòng sông ngầm dài và sâu nhất - 13.969 m, cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất). Vào tháng 7/2003, Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8-1,1 km/km2. Có 05 sông chính là Sông Roòn, Sông Gianh, Sông Lý Hòa, Sông Dinh và Sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ƣớc tính 243,3 triệu m3. Do đó thuận lợi cho dự trữ nguồn nƣớc tƣới cho nông nghiệp. Với nguồn tài nguyên phong phú là điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi và đa dạng hoá ngành nghề thuận lợi cho quá trình sản xuất theo hƣớng hàng hoá.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số Quảng Bình có 857.923 ngƣời. Lực lƣợng lao động dồi dào chiếm 59,98% dân số. Đến cuối năm 2013 có hơn 25.000 ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng; hơn 600 ngƣời có trình độ sau đại học, lực lƣợng lao động qua đào tạo gần 105.000

47

ngƣời, chiếm 25% số lao động có truyền thống hiếu học, đức tính cần cù, năng động đã và đang góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quảng Bình có hệ thống đƣờng Quốc lộ 1, đƣờng sắt Bắc Nam kéo dài, cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và khu kinh tế cảng biển Hòn La, nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch, đồng thời tiềm năng du lịch phát triển với Kỳ quan đệ nhất động Phong Nha Kẻ Bàng, động Thiên Đƣờng, hệ thống đƣờng thuỷ khá thuận lợi với cảng Gianh, cảng Hòn La, cảng Nhật Lệ... Những lợi thế đó là điều kiện cho quá trình giao lƣu kinh tế, học hỏi kinh nghiệm, khai thác hiệu quả tiềm năng trong tỉnh cũng nhƣ từ bên ngoài.

Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp từ 29,7% năm 2005 giảm còn 20% năm 2013; công nghiệp xây dựng từ 32,1% tăng lên 40%; dịch vụ từ 38,2% tăng lên 40%. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 5 năm đạt 11%, là giai đoạn có mức tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay, cao hơn 2,44% so với thời kỳ 2001 - 2005. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2005 đạt 5,4 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 18 triệu đồng. Cơ cấu nội bộ ngành kinh tế có bƣớc chuyển dịch tích cực.

Trong những năm gần đây số lƣợng doanh nghiệp ngày càng tăng, môi trƣờng kinh tế ngày càng đƣợc cải thiện theo hƣớng cạnh tranh lành mạnh là điều kiện để kinh tế hộ, tiểu chủ phát triển và liên kết tạo cơ sở cho kinh tế hợp tác, HTX hình thành, phát triển.

Thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, huy động có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Tổng vốn đầu tƣ năm 2012 đạt 4.314 tỷ đồng. Tổng số vốn các dự án ODA đã giải ngân trong năm 2013 là 1.141 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 1.031 tỷ đồng, vốn đối ứng 110,7 tỷ đồng. Trong năm 2013 đã vận động các dự án NGO viện trợ thực hiện 16 chƣơng trình, dự án trên địa bàn tỉnh với tổng mức vốn cam kết là 3.436 triệu USD. Công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc đổi mới theo hƣớng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và dịch vụ công, rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Năm 2011,2012 tỉnh Quảng Bình xếp hạng đầu cả nƣớc về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Đây là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tƣ đến với Quảng Bình trong thời gian tới. Năm 2013, đã có 6 dự án đầu tƣ vào địa bàn tỉnh.

48

Số lƣợng doanh nghiệp tăng khá, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Trong năm 2013, toàn tỉnh đã thành lập mới 370 doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ với số vốn đăng ký 1.331 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký lên 3.490 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 15.500 tỷ đồng.

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử nhƣ: Quảng Bình Quan, lũy thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, Thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc của dân tộc nhƣ cự nậm, Cảnh Dƣơng, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đƣờng HCM,… Trong quá trình lịch sữ đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và đƣợc truyền tụng từ đời này sang đời khác nhƣ “Bát danh hƣơng”; “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Sơn - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xƣa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa - xã hội nhƣ: Dƣơng Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm và đại tƣớng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt có thể kết hợp để phát triển tua du lịch từ tham quan di sản Phong Nha Kẻ Bàng kết hợp phát triển du lịch tâm linh viếng hƣơng mộ đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và đền thờ công chua Liễu Hạnh.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực đó đƣợc địa phƣơng chú trọng và đã có chuyển biến tích cực. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 40%, trong đó đào tạo nghề đạt 22%. Công tác Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế đƣợc triển khai có chất lƣợng; hệ thống cơ sở y tế tiếp tục đƣợc củng cố; chất lƣợng khám chửa bệnh đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)