Phát triển kinh tế HTX một số nước

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 44)

Kinh nghiệm của Mỹ

Nhà nƣớc đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nó chung và HTX nói riêng. Nhà nƣớc tổ chức ra các HTX NN nhằm phổ biến kiến thức nông nghiệp cho nông dân. HTX NN đƣợc hình thành trên cơ sở tự nguyện, có sự giúp sức đỡ về mọi mặt của Nhà nƣớc, là một trong những tổ chức quan trọng tạo nên một nền nông nghiệp phát triển cao và có hiệu quả. HTX NN ở Mỹ phát đƣợc là nhờ quá trình họ buôn bán nông sản, rồi sau đó mở rộng sang mua rồi chế biến thực phẩm, bán gia súc, các sản phẩm từ sữa….Ba loại hình hoạt động có hiệu quả của các HTX tại Mỹ là: HTX tiếp thị nông nghiệp, HTX cung ứng nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp. Các HTX này sẽ thực hiện nhiệm vụ thu gom các nông sản phẩm, mở các đại lý tiêu thụ rộng khắp trên cả nƣớc, tham gia chế biến các loại sản phẩm đồng thời cung ứng các yếu tố đầu vào: giống, phân bón, thuốc trừ sâu…cho quá trình sản xuất với số lƣợng lớn và giá cả hợp lý. Nhờ có các hệ thống HTX NN này mà mục đích khôi phục cộng đồng nông thôn ở Mỹ đƣợc thực hiện, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng hoá, thu nhập của các hộ xã viên ngày càng tăng, nhiều việc làm mới đƣợc tạo ra.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia sớm nhận thức đƣợc vai trò to lớn của HTX mang lại. Chính vì vậy, nông dân Nhật Bản đã lập ra những Hiệp hội hỗ trợ nhau trong sản

34

xuất và đời sống và đó chính là tiền đề để phát triển liên mô hình HTX trên các lĩnh vực cụ thể. Các HTX này hoạt động trên cơ sở của Luật HTX ban hành từ những năm 1900 với các chức năng sau:

- Cung cấp cho nông dân dịch vụ khoa học- kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, giúp họ hoàn thiện các kỹ năng quản lý điều hành hoạt động sản xuất.

- Tiến hành kinh doanh, giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá do chính xã viên sản xuất ra đƣợc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo mức giá cả hợp lý đƣợc thống nhất trên phạm vi vùng, miền.

- Cung cấp tín dụng cho xã viên với mức ƣu đãi.

- Là diễn đàn để nông dân kiến nghị với chính phủ các chính sách hợp lý cũng nhƣ sự tƣơng trợ lẫn nhau giữa các HTXNN và địa phƣơng để các chính sách thực sự sát thực, cần thiết và có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTXNN. Nhƣ vậy với quá trình phát triển hơn 100 năm, từ những HTXNN lẻ tẻ cho đến khi phát triển thực sự vững mạnh, trở thành những tổ chức kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và cung ứng sản phẩm trên mọi mặt cho đời sống của nông dân.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhất, đặc biệt là sự dịch chuyển cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 1960 nông nghiệp chiếm 50% GDP và 50% lực lƣợng lao động; năm 1999 chỉ còn chiếm 4,4% GDP và 11,6% lực lƣợng lao động) tuy nhiên chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm nến phát triển nông nghiệp. Năm 1961 đã thành lập Liên đoàn quốc gia các HTXNN có các chức năng đa dạng giúp điều phối, tƣ vấn và định hƣớng cho các HTX thành viên. Mặt khác, Liên đoàn quốc gia các HTXNN còn cung ứng vật tƣ, hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ tiếp thị, chế biến, tín dụng, bảo hiểm, vận tải…giúp việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các HTX thành viên thuận lợi hơn từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn. Có thể thấy rằng ƣu thế vƣợt trội của HTXNN của Hàn Quốc so với các quốc gia khác đó chính là sự hoạt động đúng hƣớng của các HTX, không chỉ chú trọng đến sản xuất mà đã rất quan tâm đúng mức đến tiếp thị, cung ứng và chế biến, một trong những khâu mà nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi cần đƣợc giải quyết.

35

Kinh nghiệm của Hà Lan

Là một nƣớc nhỏ, bình quân ruộng đất trên đầu ngƣời vào loại thấp nhất thế giới song Hà Lan đã trở thành một nƣớc xuất khẩu nông sản có tiếng về hoa, rau, quả, sữa... do các trang trại gia đình quy mô nhỏ, sản xuất ra có sự liên kết với hệ thống các HTX dịch vụ. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở Hà Lan rất phát triển, mỗi trang trại thƣờng tham gia hoạt động trong nhiều HTXNN. Hoạt động của kinh tế hợp tác phục vụ nông nghiệp ở Hà Lan có liên quan đến hơn 60% giá trị thu nhập nông nghiệp nói chung và chiếm tỷ trọng cao hơn đối với nhiều loại sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp nhƣ sữa, hoa, bột khoai tây...Cũng giống nhƣ Mỹ, ở Hà Lan rất phát triển các loại hình HTX dịch vụ chuyên ngành phục vụ nông nghiệp, nhƣ: HTX cung ứng phân hoá học, thức ăn gia súc cho các nông trại; HTX chế biến và tiêu thụ nông sản; HTX thú y; HTX dịch vụ về giống cây trồng...

Các HTXNN này đều gia nhập Hội đồng HTX quốc gia về nông nghiệp và nghề làm vƣờn của Hà lan (NCR), có trụ sở ở LaHaye. Hội đồng HTX quốc gia về nông nghiệp và nghề làm vƣờn có nhiệm vụ:

- Thúc đẩy, khuyến khích các hình thức tổ chức hoạt động hợp tác kinh tế trong nông nghiệp.

- Bảo vệ quyền lợi của HTXNN và xã viên.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 44)