Phát triển HTX ở tỉnh Quảng Trị
Phong trào HTX ở tỉnh Quảng Trị xuất hiện khá sớm cùng với sự phát triển HTX của Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2013 trên địa bàn của tỉnh có 356 HTX, Liên hiệp HTX, trong đó có 295 HTX nông nghiệp, 8 HTX giao thông vận tải, 13 HTX tiểu thủ công nghiệp. Riêng năm 2012, tổng doanh thu dịch vụ của HTX là 265.583 triệu đồng, bình quân 750,23 triệu đồng/HTX; tổng lợi nhuận HTX thu đƣợc 27,392 tỷ đồng; tổng nguồn vốn HTX 728.814,6 triệu đồng, có 11 Quỹ tín dụng nhân dân.
Nếu nhƣ trƣớc đây các HTX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, làm một số khâu dịch vụ thuần túy nhƣ : dịch vụ giống cây trồng, bảo vệ thực vật,
36
thủy lợi, tiêu thụ…thì ngày nay, nhiều HTX đã thích nghi dần với cơ chế thị trƣờng, đi sâu vào việc xây dựng, phát triển các loại hình HTX làm ăn có hiệu quả, từng bƣớc làm thay đổi tƣ duy làm ăn nhỏ lẻ sang tập quán canh tác mang tính hàng hóa, giải quyết đƣợc nhiều lao động cho địa phƣơng, góp phần xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn nhƣ : HTX nông nghiệp Cam An (Cam Lộ, Quảng Trị); HTX Đông Thanh, Đông Giang I (TP Đông Hà) chuyên trồng hoa; HTX dịch vụ vệ sinh môi trƣờng thị trấn Hải Lăng (Quảng Trị), HTX chế biến thủy sản Tiến Đạt (Gio Linh)... Bên cạnh đó các quỹ tín dụng nhân dân phát triển rất nhanh, hiện nay toàn tỉnh có 11 quỹ với 22.069 thành viên.
Có thể nói kinh tế HTX của Quảng Trị trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều mô hình HTX hoạt động có hiệu quả đã giúp cho kinh tế hộ phát triển, thúc đẩy mối liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất nhỏ với nhau.
Ở Quảng Trị, đa số cán bộ, Đảng viên và nhân dân đã nhận thức đúng đắn và tin tƣởng vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Chính phủ về phát triển HTX. Sự tác động tích cực của Nghị quyết TW5 khóa IX của BCH TW Đảng về kinh tế tập thể, của Luật HTX, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền. Các HTX đã nỗ lực phân đấu vƣơn lên, nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trƣờng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động hỗ trợ, tƣ vấn, giúp đỡ của Liên minh HTX rất đa dạng.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết từ chỉ đạo, điều hành đến tổ chức thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ở địa phƣơng chƣa có sự đột phá; Chất lƣợng hoạt động của các HTX còn nhiều hạn chế, yếu kém, chƣa thực sự nhanh nhạy trong việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trƣờng; Vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, công nợ tồn đọng, trình độ cán bộ quản lý chƣa cao. Sản xuất kinh doanh và quản lý đa số còn theo kinh nghiệm là chính. Hơn nữa, sự hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền và Liên minh HTX còn chậm.
Phát triển HTX ở tỉnh Hà Tĩnh
Mặc dù đóng góp cho ngân sách tỉnh chƣa nhiều nhƣng phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX thời gian qua đã có những bƣớc chuyển biến tích cực góp
37
phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Đến ngày 30/11/2013, tỉnh Hà Tĩnh có 518 tổ hợp tác, tăng 25 tổ so với năm 2012; 686 HTX đang hoạt động ở các ngành, lĩnh vực: nông, lâm, ngƣ nghiệp 355 HTX; CN-TTCN 63; dịch vụ điện 47; Xây dựng 9; Vận tải 16; Vệ sinh môi trƣờng 99; Quỹ tín dụng nhân dân 27 quỹ... Các tổ hợp tác có quy mô không lớn (5-8 hộ thành viên), hoạt động đa dạng, phong phú; nhiều tổ hợp tác đã mạnh dạn góp vốn, góp công, góp sức để sản xuất kinh doanh và hoạt động khá hiệu quả, nhiều tổ hợp tác đã phát triển thành HTX.
Theo đánh giá hiện nay, toàn tỉnh có nhiều HTX điển hình trên các lĩnh vực nhƣ: HTX Môi trƣờng Tùng Ảnh (Đức Thọ), HTX Hải Hà ở Thạch Kim (Lộc Hà), HTX nuôi tôm trên cát Xuân Thành (Nghi Xuân), HTX sản xuất rau quả Tƣợng Sơn (Thạch Hà), HTX điện Sơn Kim (Hƣơng Sơn), HTX xây dựng Sơn Trung (Hƣơng Sơn)... tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động.
Tuy nhiên kinh tế HTX của Hà Tĩnh so với các địa phƣơng khác quy mô các HTX nhỏ, vốn ít, ý thức tham gia HTX của ngƣời dân hạn chế, các mặt hàng sản xuất chƣa có năng lực cạnh tranh cao. Để thúc đẩy phát triển mô hình HTX trên địa bàn này đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền và Liên Minh HTX Việt Nam.
Từ tình hình phát triển kinh tế HTX ở một số tỉnh nói trên có thể thấy:
Thứ nhất, Việc thay đổi quan niệm, nhìn nhận của xã hội về loại hình kinh tế
HTX theo cơ chế thị trƣờng là điều không đơn giản, không chỉ một sớm một chiều mà phải bằng các hành động cụ thể.
Thứ hai, Sức cạnh tranh của các HTX còn thấp, gặp nhiều thách thức trƣớc
sự cạnh tranh gay gắt trên các thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, nhất là trong việc huy động vốn, tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, Đa số các HTX quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ nghèo nàn, lạc hậu
trình độ quản lý kém nên ở vào thế yếu trong một sân chơi bình đẳng.