Hoạch định phát triển kinh tế tậpthể

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 62)

Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Chƣơng trình hành động số 20-CTr/TU ngày 07/02/2003 thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân; Chỉ thị số 21/2002/CT-UB ngày 09/5/2002 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc triển khai Nghị định số 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 12/CT-UB ngày 21/4/2003 của UBDN tỉnh Quảng Bình về việc tăng cƣờng chỉ đạo nâng cao hiệu quả các dự án thuộc Chƣơng trình khai thác hải sản xa bờ; Chỉ thị số 33/2005/CT-UB ngày 15/11/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình về tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể và Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh... Đặc biệt, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 05/3/2012 về việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế tập thể. Sự chỉ đạo nói trên là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện quá trình chuyển đổi, đổi mới và phát triển HTX theo luật.

Trên cơ sở các văn bản thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế tập thể, Quảng Bình đã tiến hành đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế tập thể. Việc đánh giá này đã cho thấy: địa phƣơng chƣa khai thác đƣợc tối đa sự phát triển kinh tế tập thể.

Trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2015, Quảng Bình xác định mục tiêu phát triển kinh tế tập thể là: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế tập thể với nhiều

hính thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX hoạt động theo nguyên tắc: tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên và cùng có lợi. Không ngừng nâng cao sức sản xuất, hiệu quả và sức cạnh tranh của cả tổ chức hợp tác và thành viên hợp tác trong thời kỳ mới”.

52

Quảng Bình đã xây dựng Quy hoạch phát triển thƣơng mại, trong đó: Tập trung phát triển các HTX của ngƣời bán buôn nhỏ tại các trung tâm thƣơng mại và các cụm thƣơng mại. Phát triển các HTX cung - tiêu tại các tổ hợp thƣơng mại trên cơ sở các HTX nông nghiệp, phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và cung ứng tƣ liệu sản xuất cho các hộ gia đình, trang trại. Chú trọng phát triển rộng khắp thành phần thƣơng mại HTX để thúc đẩy quá trình liên kết và phát triển thị trƣờng đặc biệt là quá trình liên kết các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn để tạo nên quy mô sản xuất đủ lớn, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giai đoạn 2011 - 2015 chú trọng phát triển các HTX cung - tiêu hay HTX thƣơng mại - dịch vụ của ngƣời bán buôn nhỏ, nhất là những ngƣời buôn chuyến. Trong đó, các HTX thƣơng mại- dịch vụ là hạt nhân để phát triển thƣơng mại lớn trên thị trƣờng và sắp xếp tổ chức lại phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế của tỉnh.

Chình sách đầu tư tài chình, tìn dụng

Vốn đầu tƣ là nhu cầu cấp thiết cho hoạt động của các HTX cũng nhƣ các nông hộ và trang trại gia đình. HTX có hai nguồn vốn cung cấp: vốn nội bộ HTX và nguồn vốn từ bên ngoài. Qua thực tế các HTX trong tỉnh, nguồn vốn từ nội bộ rất nhỏ bé. Nguồn vốn bên ngoài trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào hệ thống cung cấp tín dụng phục nông nghiệp, nông thôn, bao gồm 5 NHTM nhà nƣớc, Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị cung cấp chủ yếu (chiếm khoảng gần 90% thị phần tín dụng). Tuy nhiên, cho đến nay hầu nhƣ các HTX trên địa bàn tỉnh đều chƣa đƣợc vay vốn trực tiếp của NHTM nhà nƣớc. Các nguồn vốn khác từ các đoàn thể, quỹ hỗ trợ,… bị phân tán, đi thẳng theo các chƣơng trình dự án đến nông hộ, trang trại gia đình, ít liên quan đến vốn HTX.

Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các HTX trong tỉnh, gây khó khăn cho các tổ chức kinh tế này hoạt động. Do vậy, thông qua chính sách đầu tƣ tài chính, tỉnh Quảng Bình giúp đỡ, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân và các HTX có vốn hoạt động.

Tỉnh Quảng Bình chỉ đạo cho các NHTM nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho HTX đƣợc vay vốn bình đẳng nhƣ các loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác; các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục

53

vay vốn đối với HTX; các HTX đƣợc thế chấp bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để vay vốn ngân hàng, đƣợc vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cho phép các HTX đƣợc vay vốn từ các chƣơng trình, dự án quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, đƣợc làm chủ một số dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn để tiếp nhận và sử dụng vốn. Đồng thời tăng cƣờng hình thức tín chấp thông qua các đoàn thể quần chúng và chính quyền cấp xã để các hộ khó khăn đƣợc vay vốn sản xuất. Cho phép HTX đƣợc huy động vốn và cho vay nội bộ. Tăng cƣờng kiểm soát, chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Chình sách thuế

- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của HTXNN, tích cực thu hồi nợ để bổ sung vốn, hạn chế thấp nhất nợ mới phát sinh. Khẩn trƣơng thu đủ vốn góp của xã viên, không để tình trạng vốn chỉ ghi tên trong danh sách điều lệ. Tiếp tục xem xét để xử lý nợ tồn đọng cho HTX phi nông nghiệp.

- Khuyến khích xã viên góp thêm vốn góp để tăng nguồn vốn cho HTX hoạt động. - Mở rộng các dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ tín dụng quốc tế để HTX có thể tham gia, góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn. Mặt khác, thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX cấp tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX vay vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Khuyến khích HTX tổ chức dịch vụ tín dụng nội bộ để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ. Các tổ chức tín dụng cho HTX vay vốn bình đẳng nhƣ các thành phần kinh tế khác. Các HTX muốn vay vốn và hình thành tài sản từ vốn vay phải xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có mục tiêu, có định hƣớng rõ ràng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Mặt khác, ngân hàng cần xem xét, kiểm tra kế hoạch, phƣơng án sản xuất kinh doanh của các HTX để tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX đƣợc vay vốn.

- Đối với việc vay vốn ngân hàng của các HTXNN, các cơ quan chức năng cần có văn bản nghiên cứu cụ thể và bổ sung các quy định để HTX có nhu cầu đƣợc vay vốn, giảm bớt tình trạng không đủ điều kiện đƣợc vay hoặc cán bộ HTX dùng tài sản riêng của gia đình để thế chấp vốn vay cho HTX.

54

Chình sách đất đai

Nhà nƣớc đã có cơ chế kiểm tra, đôn đốc các địa phƣơng khẩn trƣơng thực hiện chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến hộ nông dân; thực hiện giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nƣớc khuyến khích quá trình tập trung ruộng đất (trong phạm vi cho phép) cho nông hộ và trang trại phát triển sản xuất hàng hóa; tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân tiếp tục dồn điền, đổi thửa, hạn chế tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Quảng Bình chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị 02/CT-TU của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy về chuyển đổi để tích tụ ruộng đất gắn với quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng ở các xã còn lại của các huyện vùng đồng bằng, vùng núi thấp. Đẩy mạnh việc lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân sau chuyển đổi ruộng đất để giúp nông dân có điều kiện thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất và Nhà nƣớc có điều kiện quản lý đất đai tốt hơn. Cần ban hành chính sách hỗ trợ cho việc tích tụ ruộng đất ở các địa phƣơng.

Đối với các HTX đang sử dụng đất hoặc đƣợc giao đất làm trụ sở, làm cơ sở sản xuất kinh doanh, UBND huyện cần hỗ trợ và hƣớng dẫn thủ tục để đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cấp đất không thu tiền đối với HTXNN, diêm nghiệp để làm trụ sở, nơi kinh doanh dịch vụ, sân phơi, kho tàng.

Đối với các HTX có các dự án về mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh đƣợc UBND tỉnh, UBND huyện phê chuẩn, các ngành hƣớng dẫn thủ tục xét thuê đất và đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi về đầu tƣ nhƣ mọi tổ chức kinh tế khác. Đến năm 2010 hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTXNN.

Chình sách khuyến nông - công - ngư nghiệp, khoa học - công nghệ

Việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất có vai trò hết sức to lớn. Đó là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế tiến lên sản xuất lớn, hiện đại. Do vậy, cần tăng cƣờng nghiên cứu, áp dụng các thành quả mới nhất của khoa học và công nghệ, nâng cao dân trí, đào tạo,

55

bồi dƣỡng nhân lực tại chỗ, cung cấp kịp thời các tri thức KHCN hiện đại, các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất.

- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho HTX để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng. Chú trọng các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho HTXNN về các chƣơng trình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mà HTX chủ trì và thực hiện nhƣ: kế hoạch thâm canh chuyển đổi mùa vụ, áp dụng giống mới, phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng mô hình (lạc lai, lạc phủ nilông, bón phân vi lƣợng, tƣới tiêu vùng màu). Đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong HTX hoặc các HTX phi nông nghiệp thì các ứng dụng chế biến nông sản, hải sản, lâm sản cần đƣợc hỗ trợ, đầu tƣ thiết bị, nhà xƣởng.

- Đối với các HTX sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp có quy mô sản lƣợng lớn, uy tín và tổ chức tiêu thụ tốt thì cần hỗ trợ kinh phí từ quỹ xuất khẩu, quỹ xúc tiến thƣơng mại, quỹ khuyến công để các HTX có điều kiện tham gia hội chợ, tìm kiếm thị trƣờng, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm, hƣớng tới xuất khẩu.

- Đối với các HTX sản xuất kinh doanh, tổ chức dịch vụ có hiệu quả thì trong phƣơng án mở rộng quy mô ngoài chính sách cho thuê đất hiện hành cần có chế độ hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho HTX, nhƣ: xây dựng trạm điện, trạm bơm, nhà xƣởng, nhà làm việc, đƣờng giao thông…

- Thực hiện chính sách ƣu đãi về thuế, lãi suất tín dụng,... không điều tiết thuế thu nhập trong những năm đầu đối với nguồn thu do ứng dụng thành công KHCN, giảm lãi suất tín dụng đối với nguồn vốn vay đầu tƣ cho việc ứng dụng KHCN; miễn, giảm thuế cho các hoạt động ứng dụng KHCN;

- Miễn giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện mạng lƣới cán bộ khoa học - kỹ thuật làm nhiệm vụ ứng dụng, tuyên truyền phổ biến ứng dụng tiến bộ KHCN đến nông dân.

- Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ HTX, cán bộ quản lý cấp xã về kiến thức KHCN để triển khai có hiệu quả các chƣơng trình, dự án về ứng dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân; trên cơ sở đó, giúp cho HTX thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với nông hộ, trang trại nhằm nâng cao hiệu quả quá trình chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất;

56

- Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, từ khâu giống đến phƣơng pháp canh tác, sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp yêu cầu phát triển bền vững nền nông nghiệp sinh thái, trên cơ sở phát huy các lợi thế của nông nghiệp của tỉnh.

Sắp xếp, củng cố hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học trên địa bàn sao cho hoạt động có hiệu quả, kết hợp với chính sách đãi ngộ thích đáng đối với kết quả nghiên cứu khoa học đƣợc áp dụng nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, cụ thể nhƣ:

- Khuyến khích áp dụng đa dạng các hình thức, biện pháp chuyển giao tiến bộ KHCN phù hợp với dân trí và tâm lý ngƣời dân;

- Đối với các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, nông thôn, Nhà nƣớc cần có cơ chế chính sách phù hợp để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích lợi ích thỏa đáng, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, quyền công bố, trao đổi, chuyển giao, chuyển nhƣợng kết quả nghiên cứu theo quy định của pháp luật.

Chình sách thị trường

Xuất phát từ thực trạng, khả năng hoạt động của các HTX, để đảm bảo thị trƣờng cho sản xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế hàng hóa tiến lên sản xuất lớn, hiện đại, tỉnh Quảng Bình thực hiện:

Thứ nhất, Các cơ quan chức năng từ tỉnh đến chính quyền cơ sở, các hiệp hội

ngành nghề cần hỗ trợ HTX xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng, tổ chức giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nƣớc với hình thức phù hợp; trong đó, phải đặc biệt coi trọng việc thông tin kịp thời cho các chủ thể sản xuất nắm đƣợc: thứ nhất, nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc, trƣớc hết là những hàng hóa có khối lƣợng lớn, phục vụ nhu cầu xuất khẩu; thứ hai, tình hình sản xuất, cạnh tranh và sự biến động giá cả trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; thứ ba, những thông tin dự báo cần thiết về nhu cầu và xu hƣớng phát triển nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; thứ tư, những thông tin về phƣơng thức, điều kiện, yêu cầu đảm

57

thông tin đƣợc cung cấp, các chủ thể sản xuất nông nghiệp có điều kiện tính toán kỹ hiệu quả kinh tế trƣớc khi quyết định phƣơng án đầu tƣ sản xuất.

Thứ hai, Thực hiện rộng rãi việc ký kết hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp

chế biến và tiêu thụ nông, thủy sản với nông dân qua các HTX. Nhà nƣớc có chế độ ƣu đãi cho các doanh nghiệp cung ứng vật tƣ phân bón, thức ăn gia súc, hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật và thu mua sản phẩm cho HTX theo hợp đồng dài hạn đối với sản phẩm có khối lƣợng lớn.

Thứ ba, Khuyến khích nông dân và HTX sản xuất nguyên liệu mua cổ phần,

trở thành cổ đông của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Thứ tư, Đầu tƣ xây dựng cơ quan nghiên cứu thị trƣờng trực thuộc Sở Công

thƣơng để nắm bắt thông tin, dự báo nhu cầu thị trƣờng nông sản trên thế giới và trong nƣớc, làm nhiệm vụ tƣ vấn, xây dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh, tạo ra những nông sản chủ lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời, thông qua các HTX, các cơ quan này phải làm tốt nhiệm vụ thông tin, tƣ vấn, giúp đỡ kinh tế hộ và kinh tế trang trại gia đình hình thành khả năng, thói quen của

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)