Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 97)

Bên cạnh những thành tựu là chủ yếu, sau khi chuyển đổi hoặc thành lập theo Luật, nhiều mô hình HTX hiện nay đã bộc lộ những khó khăn và hạn chế trong hoạt động. Dƣới đây là những biểu hiện cụ thể:

Thứ nhất, hầu hết các HTX đều thiếu vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật để triển

khai các hoạt động. Theo kết quả điều tra bình quân 1 HTX chỉ có 650-700 triệu đồng/HTX. Song hầu hết là tài sản cố định. Với nguồn vốn lƣu động ít, các HTX rất khó khăn trong việc mở rộng hoạt động dịch vụ với quy mô lớn, phạm vi rộng. Vốn đã ít nhƣng nguồn vốn hình thành lại không ổn định, trong đó vốn góp của xã viên mới rất ít về số lƣợng, lại chủ yếu là giá trị tài sản và đầu tƣ dài hạn của HTX cũ chuyển sang. Tình trạng đó, một mặt, do họ còn nghèo, mặt khác, do họ không muốn đóng góp thêm vì chƣa tin tƣởng vào HTX. Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn đã ít lại chủ yếu là tài sản lƣu động phải thu và khó thu. Do vậy, nhiều HTX chỉ

87

làm trung gian giữa tƣ thƣơng hoặc các doanh nghiệp nhà nƣớc với hộ nông dân. Trong khi đó, xã viên tham gia HTX cốt để lấy tiếng chứ không muốn góp vốn nhƣ luật định. Qua khảo sát thì mức góp vốn của xã viên rất thấp, phổ biến từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. Nhiều HTX chuyển đổi quy định luôn phần tài sản của HTX cũ chia cho xã viên là vốn điều lệ của xã viên mới, coi đó là vốn góp. Thực tế ở một số HTX cho thấy, vốn lƣu động do xã viên đóng góp còn thấp hơn mức tối thiểu nên HTX không có vốn hoạt động. Nguyên nhân của tình hình đó là do nhiều HTX thực hiện chuyển đổi một cách hình thức, theo phong trào, lấy thành tích mà ít chú trọng đến thực chất, không thực hiện góp vốn theo quy định của Luật HTX.

Thứ hai, các HTX thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành để hoạt động

thực sự có hiệu quả. Hiện nay, toàn tỉnh có 9% cán bộ HTX có trình độ Đại học, cao đẳng; 31,5% có trình độ trung cấp; 59,5% cán bộ chƣa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, không ít Chủ nhiệm HTX có trình độ cấp I, cấp II. Các cán bộ kế toán, kiểm soát mới qua các lớp bồi dƣỡng tập huấn ngắn hạn, nhất là số cán bộ chủ chốt không ổn định, thay đổi thƣờng xuyên qua các kỳ đại hội. Trong khi đó, một số cán bộ có năng lực muốn chuyển sang làm công việc khác ổn định hơn, nhƣ chuyển sang cán bộ xã. Thực tế cho thấy, các HTX hoạt động tốt trƣớc hết là những HTX có đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt, đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, tâm huyết với HTX. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, năng lực quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ chủ chốt của các HTX chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ trong cơ chế thị trƣờng có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế. Trình độ văn hóa, KHCN và quản lý kinh tế của chủ nhiệm, kế toán, kiểm soát HTX đều còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh chƣa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho kinh tế tập thể, nhất là HTX . Phần lớn cán bộ của các HTX chuyển đổi chƣa có kiến thức kinh tế thị trƣờng nhƣng chƣa đƣợc đào tạo lại hoặc bồi dƣỡng theo chƣơng trình của Nhà nƣớc. Mô hình đào tạo cán bộ HTX tổ chức cũng giới hạn về phạm vi, khó khăn về kinh phí, về nội dung chƣơng trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở trƣờng lớp, hình thức đào tạo, bồi dƣỡng đôi khi chƣa phù hợp… nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển

88

HTX dịch vụ. Trong hệ thống giáo dục quốc dân chƣa có trƣờng nào đào tạo chính thống cán bộ quản lý HTX.

Mặt khác, ở nhiều xã việc bố trí cán bộ HTX còn mang tính áp đặt từ phía chính quyền địa phƣơng, cùng với chế độ đãi ngộ đối với cán bộ HTX không tốt nên nhiều cán bộ có năng lực quản lý sản xuất - kinh doanh tìm mọi cách chuyển sang làm công tác khác, không khuyến khích họ học tập nâng cao trình độ phục vụ HTX lâu dài.

Do trình độ hạn chế nên một số ban quản trị HTX rất ngại mở mang hoạt động dịch vụ, thậm chí có HTX đem tiền vốn góp của xã viên gửi ngân hàng lấy lãi ít ỏi. Trong khi đó, hộ xã viên có nhu cầu đƣợc hỗ trợ nhƣng HTX lại không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đó, dẫn đến kinh tế hộ kém phát triển, thu nhập thấp. Cũng bởi hạn chế về trình độ nên sau khi chuyển đổi rất nhiều HTX lúng túng không biết hoạt động dịch vụ nhƣ thế nào cho hiệu quả. Một số HTX tồn tại một cách hình thức, có mở ra các hoạt động dịch vụ song không hiệu quả, thậm chí còn lỗ vốn.

Thứ ba, hiệu quả kinh tế và thu nhập của phần lớn các HTX rất thấp, sức hấp

dẫn không cao. Số HTX hoạt động có hiệu quả còn ít, không đủ vốn tích lũy để tái đầu tƣ mở rộng và nâng cao chất lƣợng ngành nghề dịch vụ. Số HTX sau chuyển đổi hoạt động cầm chừng, yếu kém còn khá nhiều. Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các HTX kém sức cạnh tranh nên phát triển chậm. Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu của các HTX đều rất thấp (dƣới 10%). Thu nhập và đời sống của xã viên, cán bộ HTX thấp nên sức thu hút hộ tham gia HTX chƣa cao.

Thứ tư: Quy mô HTX còn nhỏ, tài sản nghèo, kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu là lao

động thủ công với công cụ thô sơ. Máy móc, thiết bị và công cụ của các HTX ít và kém về chất lƣợng, chủ yếu do các HTX cũ chuyển sang nên không phát huy đƣợc. Do vậy, khả năng phát triển các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân của các HTX là rất hạn chế. Còn xã viên thì tuy đƣợc coi là hộ nông dân tự chủ nhƣng tƣ liệu sản xuất, vốn liếng và trình độ sản xuất yếu kém, không thích ứng với yêu cầu của CNH, HĐH và chuyển sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng.

Mặt khác với hiệu quả kinh doanh không cao, không có vốn để đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản xuất chủ yếu vẫn thủ

89

công, manh mún, quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, năng lực nội tại yếu.

Thứ năm: Nhiều HTX chƣa có sự chuyển biến cơ bản về nội dung và hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Số khác đƣợc thành lập nhƣng chƣa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết cũng không phát huy đƣợc vai trò của mình, hoạt động cầm chừng hoặc tồn tại hình thức.

Thứ sáu, Cơ cấu hoạt động của HTX chƣa hợp lý, phạm vi còn hẹp, chủ yếu

là những HTX mang tính công ích, bắt buộc nhƣ thủy lợi, bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật, dịch vụ thú y, dịch vụ điện; các dịch vụ khác do hộ nông dân tự lo liệu. Một số HTX có tỷ lệ làm dịch vụ nông nghiệp rất ít mà chủ yếu làm dịch vụ điện nông thôn, tín dụng nông thôn, vì hai dịch vụ này có lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó, các dịch vụ quan trọng nhất là dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất thì nhiều HTX không đƣa vào nội dung hoạt động. Đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân nói chung, hộ xã viên nói riêng - một khâu tuy khó khăn nhƣng rất quan trọng, là động lực kinh tế cơ bản thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nhƣng số lƣợng các HTX tham gia còn rất ít.

Thứ bảy, Tăng trƣởng của cỏc loại hỡnh kinh tế tập thể chƣa ổn định, hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao, số lƣợng HTX có lãi tăng nhƣng mức lãi còn ít, đóng góp vào Ngân sách Nhà nƣớc và GDP của tỉnh còn thấp. Số lƣợng HTX yếu kém, hoạt động mang tính hình thức giảm chậm, lợi ích HTX mang lại cho thành viên chƣa nhiều; hình ảnh, uy tín của HTX trong xã hội chƣa đƣợc nâng cao.

- Đối với HTX nông nghiệp chủ yếu tập trung dịch vụ đầu vào cho sản xuất của hộ xã viên, dịch vụ đầu ra cho sản phẩm và phát triển ngành nghề còn ít. Một số HTX có điều kiện về vốn, thị trƣờng vẫn còn ngại tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành nghề ngoài nông nghiệp, nhiều HTX chƣa huy động vốn góp của xã viên nên thiếu vốn hoạt động, hạn chế việc tổ chức các dịch vụ sản xuất cho hộ xã viên, các khâu dịch vụ thiết yếu nhất mà các hộ có nhu cầu nhƣ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm cung cấp tín dụng... nhiều HTX chƣa làm đƣợc. Vai trò của HTX còn mờ nhạt, cán bộ HTX yếu kém chƣa có biện pháp khắc phục để vƣơn lên thoát khỏi khó khăn.

90

- Trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, đa số các HTX có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ thiết bị tiên tiến chậm đƣợc đổi mới . Mẫu mã, sản phẩm còn đơn điệu, chƣa tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu thực sự đặc biệt, nổi bật.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều bất cập, thiếu ổn định, nhất là các HTX DVNN, đa số chƣa qua đào tạo, đào tạo lại có hệ thống.

- Hoạt động các HTX còn thiếu gắn bó với nhau, chƣa có sự liên kết hệ thống cả về kinh tế, xã hội và tổ chức. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau còn ít, nội dung hạn chế.

Một là, nguyên nhân về nhận thức.

Đa số nhân dân nhận thức chƣa đúng hoặc chƣa đầy đủ về Luật HTX và vai trò của HTX đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Bản thân xã viên HTX (thƣờng ở các HTX chuyển đổi) chƣa nhận thức đầy đủ hai mặt: lợi ích và trách nhiệm cá nhân đối với bộ phận kinh tế tập thể, HTX. Họ tham gia HTX hoặc vì tâm lý ỷ lại, quen đƣợc bao cấp, muốn đƣợc HTX hỗ trợ về mặt dịch vụ, trông chờ sự hỗ trợ từ phía HTX và Nhà nƣớc; hoặc vì đã đóng góp tài sản cho HTX cũ; hoặc vì chính quyền địa phƣơng yêu cầu (ở những nơi xây dựng HTX theo phong trào) hoặc vì tình làng nghĩa xóm, hoặc những hệ quả của mô hình HTX cũ trƣớc đây để lại...Vì vậy ít quan tâm đến trách nhiệm đóng góp của bản thân cho các hoạt động của HTX.

Hai là, một số tồn tại do lịch sử để lại nhƣng chậm đƣợc khắc phục.

HTX trên địa bàn tỉnh đã đƣợc chuyển đổi hoặc thành lập mới theo Luật HTX, nhƣng hiệu quả kinh tế thấp nên chƣa có sức hấp dẫn đối với hộ nông dân, chƣa tạo đƣợc lòng tin với tổ chức tín dụng, ngân hàng (để có nguồn vốn đầu tƣ), thu nhập của xã viên chƣa cao nên tính ƣu việt của kinh tế hợp tác còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều HTX vẫn còn vi phạm nguyên tắc quản lý dân chủ, công khai tài chính theo quy định của Luật và nghị quyết của đại hội xã viên. ở nhiều HTX, một số cán bộ HTX lại lợi dụng kinh tế tập thể để mƣu lợi cá nhân làm cho kinh tế HTX vốn đã

91

yếu lại càng yếu hơn. Căn bệnh này tƣơng đối phổ biến và kéo dài từ những năm trƣớc đổi mới song chƣa thể xóa ngay đƣợc. Công nợ của HTX chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm theo Thông tƣ số 31 của Bộ Tài chính; Các khoản nợ của HTX đã làm cản trở quá trình đổi mới và phát triển HTX.

Sự can thiệp của cấp ủy và chính quyền cấp xã, thôn vào công việc nội bộ và hoạt động của HTX còn phổ biến. Không ít xã chƣa nhìn nhận đúng vai trò HTX là tổ chức kinh tế tự chủ của ngƣời lao động và hộ nông dân xã viên, thậm chí vẫn xem HTX là tổ chức xã hội hay công cụ của chính quyền cơ sở, quy định sự đóng góp kinh tế của HTX, can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, vào việc lựa chọn cán bộ HTX, quy định lƣơng của chủ nhiệm và các cán bộ HTX… Những can thiệp đó là trái luật nhƣng chậm đƣợc khắc phục nên đã ảnh hƣởng đến quyền tự chủ của HTX trong sản xuất - kinh doanh, giảm hiệu lực của bộ máy quản lý và hiệu quả dịch vụ của HTX.

Ba là, nguyên nhân về tổ chức chuyển đổi và thành lập mới HTX.

Vai trò của tổ chức Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể ở địa phƣơng trong việc giáo dục, tuyên truyền cho nông dân về mô hình HTX còn yếu. Do vậy, đại bộ phận nông dân chƣa hiểu đƣợc nguyên tắc tổ chức, quản lý HTX, không nhận thức đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ của mình đổi với HTX.

Việc sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm trong triển khai Luật HTX ở các huyện làm chƣa đƣợc nhiều và không đồng bộ. Việc không kịp thời chỉ ra phƣơng hƣớng, biện pháp đổi mới kinh tế hợp tác, để HTX nhiều nơi tan rã hoặc chỉ còn là hình thức đã cản trở sự phát triển HTX.

Bốn là, nguyên nhân về cơ chế, chính sách.

Tuy Luật HTX đã đƣợc Quốc hội thông qua từ năm 1996, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX đã khẳng định rõ vai trò nòng cốt của HTX, nhƣng đến nay, nhận thức của các ngành, các cấp về vấn đề này vẫn chƣa tƣơng xứng. Nhiều cơ chế và chính sách vĩ mô chƣa có tác dụng khuyến khích kinh tế HTX phát triển, rõ nhất là các chính sách tài chính, ngân hàng, đất đai. Nhận thức về vai trò kinh tế HTX và tính độc lập tự chủ của kinh tế hộ nông

92

dân vẫn chƣa thống nhất; trong đó, việc xem nhẹ vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn khá phổ biến. Do vậy, tuy là một bộ phận quan trọng của nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhƣng HTX chƣa nhận đƣợc những hỗ trợ cần thiết, hiệu quả; thậm chí còn có sự phân biệt đối xử so với doanh nghiệp nhà nƣớc (ví dụ: Nhà nƣớc có chính sách giao vốn ban đầu cho doanh nghiệp nhà nƣớc, trong khi đó không có chủ trƣơng hỗ trợ vốn tối thiểu cho HTX). ở một số xã, chính quyền chạy theo phong trào, thành lập HTX bằng sự chỉ đạo chủ quan, do đó đã tồn tại những HTX không có sức sống.

Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX đến từng HTX còn ít. Nhiều HTX chƣa có trụ sở làm việc, chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ở một số địa phƣơng cán bộ HTX nông nghiệp thƣờng biến động qua các kỳ Đại hội, mức thu nhập của cán bộ ban quản trị còn quá thấp nên chƣa khuyến khích, động viên đƣợc sự nhiệt tình gắn bó với HTX.

Nhiều văn bản quản lý nhà nƣớc đối với HTX đƣợc ban hành, song không có hoặc chậm có văn bản hƣớng dẫn nên không triển khai đƣợc, trong thực tế nhƣ các chính sách về xử lý nợ tồn đọng đối với HTX cũ đã chuyển đổi, về thuế, về đất đai, về chế độ tài chính trong đào tạo cán bộ HTX, về tín dụng, về bảo hiểm… Ví dụ, Nghị định 15/CP ngày 21-2-1997 của Chính phủ về khuyến khích phát triển HTX quy định rất nhiều ƣu đãi cho HTX so với các thành phần kinh tế khác nhƣ ƣu đãi về thuê đất trong đó có đất làm trụ sở; tạo điều kiện cho các HTX vay vốn ƣu đãi; chính sách đào tạo; cơ chế liên doanh, liên kết với các tổ chức và đơn vị khác…

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 97)