Tăng cường công tác tuyên truyền, trên cơ sở đó thống nhất nhận thức

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 113)

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến và quán triệt sâu rộng quan điểm, đƣờng lối, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc, nhất là Nghị quyết Hội nghị TW 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể và kinh tế tƣ nhân, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Luật HTX năm 2003 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2012); làm rõ vai trò, vị trí của kinh tế tập thể, tuyên truyền các điển hình tiên tiến, mô hình HTX mới đến đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và ngƣời lao

103

động, làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo tham gia xây dựng phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX. Hoạt động của HTX phải gắn với chủ trƣơng, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên từng địa phƣơng và phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Tranh thủ sự hỗ trợ đầu tƣ của Nhà nƣớc qua các dự án, chƣơng trình kinh tế.

Công tác tuyên truyền đƣợc triển khai dƣới nhiều hình thức, biện phát linh hoạt nhƣ: Xây dựng chƣơng trình phối hợp và định kỳ có chuyên mục kinh tế tập thể trên Đài Phát thanh, Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình; cung cấp thông tin, bài viết cho các cơ quan thông tấn, báo chí phục vụ cho công tác tuyên truyền; thông qua công tác phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện đẻ các cơ quan lồng ghép trong chƣơng trình công tác của mình; tổ chức hội thảo kết hợp Hội nghị để tuyên truyền; phát huy có hiệu quả vai trò của Liên minh HTX tỉnh;

Phối hợp các ngành, huyện, thành phố tổ chức ký kết và triển khai chƣơng trình phối hợp hoạt động để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động phát triển HTX, tƣ vấn, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp phát, tháo gõ khó khăn cho thành viên; làm tốt công tác vận động, hƣớng dẫn, giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân thành lập các loại hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với từng địa phƣơng, ngành nghề, nhu cầu của thị trƣờng đảm bảo các nguyên tắc và sự tự nguyện của các đối tƣợng. Hƣớng dẫn, tham gia với các sở, ngành, các địa phƣơng rà soát, đánh giá một cách toàn diện các Tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX trên địa bàn, từ đó có giải pháp cụ thể để củng cố, phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn đồng bộ, toàn diện. Chỉ đạo củng cố kiện toàn các HTX theo đúng quy định của Luật HTX năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Đẩy mạnh sự liên kết trong khu vực HTX và giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực tập trung cho sản xuất kinh doanh. Xây dựng các điển hình tiên tiến, tổng kết, phổ biến kinh ngiệm, nhân rộng phong trào trong từng ngành, từng địa phƣơng và trên phạm vi toàn tỉnh.

104

4.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, xã viên, người lao động

Với tầm quan trọng đó, trên cơ sở điều tra cụ thể về thực trạng của hợp tác xã trên địa bàn Quảng Bình, Liên minh HTX tỉnh Quảng Bình cần tranh thủ tối đa các nguồn kinh phí của tỉnh, Liên minh HTX Việt Nam và các chƣơng trình, dự án phối hợp các ngành, địa phƣơng triển khai công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý, chuyên môn, đào tạo nghề với các hình thức ngắn hạn, dài hạn, cả trung học, đại học và gửi đi đào tạo ở các trƣờng trong hệ thống Liên minh, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, trình độ chuyên môn và tay nghề cho cán bộ, xã viên và ngƣời lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các HTX, thành viên. Phấn đấu hàng năm tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc 12-15 lớp cho 500-600 lƣợt học viên. Giúp các HTX và thành viên tiếp cận đƣợc nhiều nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mở mang ngành nghề, giải quyết đƣợc nhiều lao động. Tranh thủ Liên minh HTX Việt Nam để tăng nguồn vốn Quỹ cho vay giải quyết việc làm, tổ chức triển khai có hiệu quả Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX khi có chủ trƣơng của cấp trên cho thành lập. Mở rộng các hoạt động tƣ vấn, dịch vụ nhƣ chuyển giao khoa học - công nghệ, tƣ vấn pháp luật, thông tin thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu việc làm, hƣớng dẫn và tạo điều kiện để các HTX, thành viên tìm kiếm đối tác, liên kết hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tranh thủ mọi điều kiện để cho các HTX, thành viên của Liên minh có cơ hội đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất kế hoạch đào tạo hàng năm nhƣ sau :

105

Bảng 4.1: Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ xã viên HTX

Đối tƣợng

Số

ngƣời/năm Nội dung đào tạo

Thời gian (tháng)

Kinh phí (Tr.đ)

I/. Liên minh HTX VN 1. Chủ nhiệm, phó CN 2. Kế toán trƣởng 3. Trƣởng ban KS 4. Cán bộ nghiệp vụ 5. Giảng viên 6. Xã viên 4000 4000 4000 9000 500 2000 Quản lý kinh tế Luật kinh doanh Kế toán

Phân tích HĐKD Nghiệp vụ kiểm soát Nghiệp vụ SXKD Phƣơng pháp giảng dạy Kiến thức chuyên môn Tay nghề sản xuất 3 3 3 1 3 1 30.000 26.000 20.000 15.000 5.000 15.000

II/. Liên minh HTX Quảng Bình 1. CN, phó CN 2. Kế toán trƣởng 3. Trƣởng ban KS 4. Nghề truyền thống 5. Các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn 100 100 100 200 300 Quản lý kinh tế Luật kinh doanh Kế toán

Phân tích HĐKD Nghiệp vụ kiểm soát Tay nghề Thông tin cập nhật Kỹ năng hoạt động 3 3 3 1 1 500 700 400 200 200 Nguồn : Tác giả

HTX là tổ chức kinh tế độc lập, đƣợc quyền tự chủ về mọi mặt hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, trong đó có các công tác cán bộ. Để thực hiện tốt công tác này, HTX phải tiến hành đồng bộ các công việc sau:

106

Một là: quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ HTX. Trƣớc hết, phải xây dựng

quy hoạch cán bộ, lấy đó làm cơ sở thực hiện công tác cán bộ HTX trong những năm tới; cần phân biệt rõ nghĩa vụ, quyền hạn của HTX với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng trong công tác cán bộ. Đồng thời hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và sử dụng đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, là tổ chức kinh tế của tầng lớp dân cƣ yếu thế trong xã hội, HTX rất cần sự trợ giúp của Đảng, Nhà n- ƣớc và đoàn thể các cấp về nhiều mặt, trong đó có công tác cán bộ. Song, đó không phải là sự làm thay hay can thiệp thô bạo vào công tác cán bộ HTX. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng trợ giúp HTX về công tác cán bộ thông qua việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí nói chung và trình độ văn hóa, nhận thức của cán bộ HTX nói riêng; hỗ trợ về tài chính và tổ chức công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ HTX; phối hợp xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng…

Hai là: Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ HTX phải đƣợc thực hiện thƣờng

xuyên, liên tục; kết hợp giữa đào tạo với bồi dƣỡng; ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng các cán bộ chủ chốt của HTX. Đa dạng hóa hình thức, lựa chọn địa điểm đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của HTX và ngƣời học. Nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ HTX. Đặc biệt cần tạo nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ HTX căn cứ vào tình hình phát triển của nó. Khi HTX còn nghèo, ít vốn, Nhà nƣớc nên hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ HTX; khi HTX đã phát triển, vốn của HTX đã dồi dào hơn, nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ HTX đƣợc hình thành một phần bằng khoản đóng góp từ quỹ phát triển của HTX, phần khác bằng nguồn kinh phí của Nhà nƣớc. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cần mở rộng hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ HTX.

Ba là: Cần đa dạng hoá hình thức, kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng. Cùng với

phƣơng thức gửi đi đào tạo tại các trƣờng lớp cần mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, đặc biệt là xã viên, ngƣời lao động thông qua các chƣơng trình dự án khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm. Nội dung đào tạo cần phù hợp với yêu cầu hoạt động của từng đối tƣợng.

107

Bốn là: Thực hiện đầy đủ các chế độ về lƣơng, thƣởng đảm bảo thu nhập ổn

định, đặc biệt thực hiện nghiêm túc bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện; từ đó thu hút và giữ đƣợc cán bộ, ngƣời lao động có trình độ và năng lực.

4.2.3. Tổng kết quá trình phát triển KTTT ở Quảng Bình, phát hiện mô hình KTTT phù hợp với kinh tế thị trường trong hoàn cảnh cụ thể ở Quảng Bình

Xây dựng các mô hình hợp tác xã hoạt động theo hƣớng đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, trên cơ sở đó tổng kết các mô hình HTX nhằm tìm ra những mô hình hoạt động mang tính phổ quát hoạt động có hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn cụ thể, qua đó tạo điều kiện để Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên quá trình này phải thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, có quan điểm khách quan. Để thực hiện giải pháp này cần cần tập trung một số vấn đề sau đây:

Một là: Tiến hành lựa chọn một số HTX điển hình ở các ngành nghề, lĩnh

vực hoạt động khác nhau, tiến hành tổng kết về tổ chức, phƣơng thức hoạt động... từ đó tổ chức học tập kinh nghiệm, nhân rộng trên địa bàn theo phƣơng châm thận trọng, sáng tạo, coi trọng chất lƣợng, hiệu quả. Để làm đƣợc việc này, Liên minh HTX cần có sự phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng mô hình HTX kiểu mới, chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền có biện pháp hỗ trợ, kết hợp tháo gỡ những vƣớng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Hai là: Tiếp tục quán triệt nội dung của chủ trƣơng, đƣờng lối, pháp luật của

Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là Luật HTX năm 2003, Nghị quyết TW 5 - Khoá IX về đổi mới và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể. Trên cơ sở đó tạo ra sự thống nhất cao trong quá trình chỉ đạo, thực hiện. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của HTX không chỉ vì mục tiêu xã hội đồng thời phải chú trọng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Ba là: Tiếp tục nâng cao chất lƣợng hoạt động và thúc đẩy việc hình thành

các tổ, nhóm hợp tác liên kết mới nhằm tạo ra những tiền đề, cơ sở vững chắc để tiếp tục xây dựng, tổ chức và phát triển HTX trong những năm tiếp theo.

Bốn là: Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh thúc đẩy

kinh tế hợp tác, HTX phát triển. Đăng ký giao ƣớc thi đua trong Khối ở tỉnh, trong 02 Khối thi đua của Kinh tế tập thể, Cụm 6 tỉnh Bắc Trung Bộ và Liên minh HTX

108

Việt Nam. Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, sôi nổi sát với tình hình và nhiệm vụ của các thành viên, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp xã viên ổn định việc làm và từng bƣớc nâng cao đời sống; gắn công tác thi đua với khen thƣởng, động viên kịp thời những gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, những cá nhân có thành tích xuất sắc, những mô hình HTX giỏi, điển hình tiên tiến.

4.2.4. Tăng cường liên kết với các thành phần kinh tế khác

Kinh tế tập thể muốn đẩy mạnh phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế hiện đại thì phải tăng cƣờng liên kết kinh tế giữa các HTX với nhau, giữa HTX với các tổ chức KHCN, giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhà nƣớc, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng, trình độ phát triển ở từng lĩnh vực sản xuất và nhu cầu hợp tác của các xã viên.

Trong điều kiện hiện nay, kinh tế nhà nƣớc vẫn giữ vai trò quan trọng có tính quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong mối quan hệ này, HTX phải đóng vai trò ngƣời đại diện, là cầu nối giữa kinh tế nhà nƣớc và kinh tế hộ. Một mặt, HTX thực hiện việc tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nƣớc, triển khai các chƣơng trình dự án có liên quan đến kinh tế hộ ở địa phƣơng. Mặt khác, HTX giúp doanh nghiệp nhà nƣớc mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ trực tiếp, có hiệu quả đến nông dân. Do vậy, tùy điều kiện cụ thể cần phải thiết lập các mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp nhà nƣớc với HTX và nông dân, trong đó doanh nghiệp nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt. Doanh nghiệp nhà nƣớc tạo điều kiện cho HTX mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ, sản xuất - kinh doanh nhƣ HTX làm đại lý, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Thực hiện liên kết rộng rãi, ký kết hợp đồng trực tiếp giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có chế biến và tiêu thụ nông sản, thực phẩm với ngƣời dân qua HTX, nhằm giúp xã viên mua đƣợc các yếu tố đầu vào cho sản xuất đảm bảo chất lƣợng với giá thành thấp và bán đầu ra với giá cao, giảm bớt khâu trung gian, nhƣ cung ứng vật tƣ, phân bón, hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật và thu mua sản

109

phẩm cho HTX theo các hợp đồng dài hạn đói với những sản phẩm có khối lƣợng lớn và có chế độ ƣu đãi đối với các doanh nghiệp này. Có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc hiệu quả khâu lƣu thông phục vụ cho sản xuất, đây cũng là một trong những cách phát huy nội lực để phát triển kinh tế. Mạng lƣới cung ứng và bao tiêu về cơ bản theo mô hình liên kết giữa công - nông - thƣơng - tín dụng - dịch vụ.

4.3. Đề xuất với nhà nƣớc

Thứ nhất, Đề nghị sớm sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2003 nhằm tiếp tục

hoàn thiện khung pháp luật, thể chế kinh tế cho kinh tế hộ, kinh tế cá thể, kinh tế tƣ nhân phát triển, thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, làm cơ sở nền tảng cho phát triển HTX; nghiên cứu, xác định cụ thể những thể chế cho các HTX hoạt động theo đúng các nguyên tắc HTX, tạo môi trƣờng, điều kiện cho HTX phát huy nội lực để vƣơn lên.

Thứ hai, Tiếp tục thể chế hóa các chính sách đối với HTX theo Nghị quyết

TW 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể. Hoàn chỉnh hệ thống các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX theo hƣớng giúp HTX tự phát triển, không bao cấp; hỗ trợ có điều kiện, có thời gian, không ảnh hƣởng đến môi trƣờng kinh doanh. Tiếp tục triển khai các chính sách đã đƣợc ban hành tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Nhà nƣớc giúp HTX tạo vốn sản xuất kinh doanh thông qua quỹ đất, tài nguyên, khoáng sản đƣợc giao để phát huy giá trị tài nguyên đất, khoáng sản, tài nguyên nƣớc nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho các HTX.

Thứ ba, Cơ cấu lại chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể: Tổ chức kinh

tế tập thể hoạt động tự chủ, tự trang trải. Hỗ trợ của Nhà nƣớc, trƣớc hết về phát triển nguồn nhân lực, đối với tổ chức kinh tế tập thể làm cho tổ chức này phát triển mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc; (2) Nhà nƣớc thực hiện những ƣu đãi hợp lý phù hợp với bản chất của tổ chức kinh tế tập thể, đồng thời không gây tác hại đối với môi trƣờng và cạnh tranh thị

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Phát triển kinh tế tập thể ở Quảng Bình (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)