Quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)

Để tránh thất thu NSNN, bên cạnh việc quản lý NNT, công chức thuế cần quan tâm đến việc quản lý các căn cứ tính thuế (doanh thu tính thuế, thuế suất thuế, chi phí hợp lý...). Việc xác định đúng giá tính thuế cũng như xác định mức thuế suất hợp lý sẽ giúp Cục thuế hoàn thành kế hoạch thu cũng như khuyến khích các doanh nghiệp nhận thức được tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nộp thuế của mình.

Đứng trên phương diện quản lý thuế của Cục thuế Vĩnh phúc nói riêng và các Cục thuế trên cả nước nói chung, các căn cứ tỉnh thuế là yếu tố cơ bản để đảm bảo thu đúng, thu đủ, và thu kịp thời số thuế phát sinh của NNT vào NSNN. Việc thực hiện chính xác chức năng, nhiệm vụ của mình, các cán bộ thuế sẽ hoàn thành được kế hoạch thu, dự toán ngân sách, tạo nên môi trường công bằng trong việc đôn đốc thuế đối với doanh nghiệp. Cán bộ thuế tạo được môi trường quản lý thuế hoàn chỉnh, chính xác sẽ tạo tâm lý yên tâm cho NNT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.

Bên cạnh sự nỗ lực xây dựng bộ máy tổ chức của cơ quan thuế, Cục thuế cũng không ngừng yêu cầu sự hợp tác từ phía doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, công tác kế toán có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển. Các số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính, các sổ chi tiết, nhật ký chung... phản ảnh tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với cơ quan thuế, kế toán doanh nghiệp thể hiện rõ ràng nhất số thuế phải nộp của doanh nghiệp, thể hiện nhiệm vụ thu thuế của cơ quan thuế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp NQD hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa vả nhỏ, công tác kế toán không hoàn toàn được quan tâm, đánh giá cao trong nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đôi khi chỉ sắp xếp một người làm công tác kế toán, thậm chí

43

còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau. Rất ít doanh nghiệp có bộ phận kế toán hoàn chỉnh, được đào tạo chính quy, bài bản. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp không có kế toán, chỉ khi có thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp mới thuê kế toán làm việc. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp thiếu ý thức tự giác thực hiện công tác kế toán, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chống chế, có nhiều nghiệp vụ bỏ ngoài sổ sách. Chính sự nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kế toán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp làm cho công tác quản lý thuế hết sức khó khăn. Số liệu báo cáo của doanh nghiệp không hoàn toàn phản ảnh chính xác thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về những sai phạm của doanh nghiệp, Cục thuế đã có những biện pháp từ phạt vi phạm hành chính đến truy thu số thuế doanh nghiệp kê khai thiếu. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, Cục thuế Vĩnh Phúc dã kiểm tra sổ sách, vừa nhấn mạnh được tầm quan trọng của công tác kế toán đối với doanh nghiệp vừa tránh thất thoát số thu NSNN.

Số doanh nghiệp trên địa bàn phải nộp tiền truy thu và tiền phạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các năm là:

Đơn vị: triệu đồng

Năm Quyết định xử phạt số tiền truy thu số tiền phạt

2010 195 5986 1568

2011 245 6985 1856

2012 289 1586 3581

Tổng 729 12557 7005

44

Có thể nói, các doanh nghiệp chủ yếu sai sót trong công tác kế toán như: sử dụng hóa đơn không hợp pháp, kê khai những hóa đơn dịch vụ không được khấu trừ do hàng hóa không phục vụ sản xuất kinh doanh, kê khai trùng hóa đơn...Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong loại hình kinh doanh dịch vụ, xây dựng, vận tải... không theo dõi chính xác doanh thu, chi phí dẫn đến sai xót số thuế phải nộp.

Về phía Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm vừa qua, công tác quản lý tránh thất thu thuế của Nhà nước ngày càng được quan tâm triệu để, thực hiện xử phạt một cách nghiêm minh, kiên quyết đối với các doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)