Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

a/ Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ (qua Sông Lô), phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội nên rất thuận lợi trong việc liên kết , giao thương hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật... tuy nhiên tỉnh Vĩnh Phúc cũng phải chịu cạch tranh mạnh mẽ từ nhiều phía. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại gắn kết quan hệ toàn diện với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Sông Lô. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.000,8 nghìn người, mật độ dân số 813 người/km2.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền nói phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; kề liền cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải

37

Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển KTXH của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV Thủ đô Hà Nội.

b/ Khái quát về Cục thuế Vĩnh Phúc

Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 01/01/1997 cùng với sự tái lập của tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 1132/QĐ-BTC ngày 14/12/1996. Tách ra từ Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phú năm 1997, đến nay được 14 năm nhưng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là Cục Thuế lớn trong cả nước về số thu ngân sách, quy mô và đầu mối quản lý NNT. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 14 phòng thuộc văn phòng cục và 9 Chi cục thuế huyện, thị xã.

Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của Pháp Luật. Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo số thu vào NSNN, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc phải đảm bảo thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Tổng Cục thuế giao và đảm bảo các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

38 dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hiện gồm 4 lãnh đạo cục, hơn 500 cán bộ, công chức, làm việc tại Văn phòng Cục và các chi cục trực thuộc.

Theo phân cấp quản lý, Văn phòng cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện quản lý thu thuế của các DN NQD, DN có vốn ĐTNN. Các Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế của các doanh nghiệp dân doanh nhỏ và chủ yếu là quản lý thu của các hộ cá thể. Số thu NSNN được tập trung phần lớn tại Văn phòng Cục Thuế.

Trong quá trình áp dụng Luật Quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành quả nhất định: thu NSNN luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, các mặt công tác được triển khai thực hiện tốt, việc cải cách, hiện đại hóa ngành thuế đã được triển khai thực hiện theo đúng lộ trình được Tổng Cục Thuế đề ra và dần dần đi vào quỹ đạo phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)