Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý thuế ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 và mới đây là Luật số 21/2012/QH13 Luật sửa đổi bổ sung
25
một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 1/7/2013. Sự ra đời của Luật Quản lý thuế là cơ sở để tiến hành, thực hiện việc quản lý thu thuế ở nước ta theo đúng quy trình thủ tục và theo đúng các quy định của pháp luật. Trong đó, Luật Quản lý thuế quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung quản lý thuế, các nguyên tắc trong quản lý thuế, nghĩa vụ của NNT, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, thủ tục hành chính thuế...
Luật Quản lý thuế ra đời là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của ngành Thuế Việt Nam. Luật Quản lý thuế nêu rõ, cụ thể những quy định việc quản lý đối với các loại thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNCN... do cơ quan quản lý thuế thu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh việc áp dụng đối với NNT được quy định tại các luật thuế, phí, và lệ phí các đại lý thuế; Luật Quản lý thuế còn nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý thuế; công chức thuế, công chức hải quan; cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực thi các luật thuế.
Có thể nói, Luật Quản lý thuế ra đời đã phản ánh, ghi nhận khá đầy đủ, toàn diện các nội dung của quản lý thuế và đặc biệt có thêm nhiều nội dung mới như: Nguyên tắc quản lý thuế, trách nhiệm của các cơ quan quản lý thuế, xây dưng lực lượng quản lý thuế, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, thông tin NNT, gia hạn nộp thuế, xóa nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế...
Luật Quản lý thuế quy định đầy đủ các nội dung của công tác quản lý thuế, có phạm vi điều chỉnh thống nhất đối với toàn bộ các loại thuế (thuế nội địa và thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu), các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Các quy định của Luật đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước thông qua các thủ
26
tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính pháp lý cho việc thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của NNT. Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ NNT, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NNT, tạo điều kiện cho NNT chấp hành tốt pháp luật thuế.
a.Công tác quản lý thuế:
Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam đã áp dụng cơ chế một cửa, giảm nhiều thủ tục hành chính, tổ chức lại bộ máy, thực hiện phân quyền, phân cấp mạnh mẽ và ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không nằm ngoài sự đi lên đó, từ năm 2007, toàn ngành Thuế đã triển khai tốt việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho NNT theo cơ chế "một cửa". Giờ đây để thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, NNT có thể một nơi để thực hiện toàn bộ các thủ tục hành chính thuế từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả, thời gian giải quyết đúng hạn theo giấy hẹn. Bên cạnh việc triển khai cơ chế “một cửa” trong toàn ngành, cơ quan thuế còn phối hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, công an thực hiện tốt cơ chế "một cửa liên thông" trong việc cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chứng nhận con dấu cho doanh nghiệp; liên thông giải quyết các hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan sử dụng đất
Về khai thuế:
Luật quy định nguyên tắc khai thuế, hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ khai thuế. Để phù hợp với thực tiễn, trong một số
27
trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng. Luật đã quy định NNT được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế mà không bị xử lý vi phạm hành chính.
Về nộp thuế:
Luật quy định thời hạn nộp thuế; đồng tiền nộp thuế; địa điểm và hình thức nộp thuế; thứ tự thanh toán tiền thuế; xác định ngày nộp thuế; xử lý số tiền thuế nộp thừa; nộp thuế trong thời gian khiếu nại, khởi kiện, gia hạn nộp thuế.
Luật Quản lý thuế đã quy định NNT được gia hạn nộp tiền thuế mà không bị xử phạt về hành vi chậm nộp. Trong thực tiễn, một số trường hợp NNT gặp phải khó khăn bất khả kháng, không có khả năng nộp thuế đúng hạn, nhưng chưa có quy định được gia hạn nộp thuế và được miễn xử phạt trong thời gian gia hạn nộp thuế, dẫn đến họ có số tiền phạt chậm nộp lớn hơn cả số thuế phải nộp. Trong khi đó, cơ quan thuế không có thẩm quyền xóa nợ tiền phạt, dẫn đến số nợ thuế lớn, không có khả năng thu.
Về ấn định thuế:
Luật quy định nguyên tắc ấn định thuế, ấn định thuế đối với NNT vi phạm pháp luật về thuế, ấn định thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán thuế, ấn định thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán thuế, ấn định thuế đối với trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế và NNT trong việc ấn định thuế. Luật Quản lý thuế đã quy định cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
Theo quy định của Luật, NNT có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định để thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật thuế. Cơ quan thuế thực hiện vai trò hỗ trợ, giúp NNT hiểu được chính sách, cách kê khai, hoàn thành thủ tục. Đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp cận hồ
28
sơ, giải quyết thủ tục đúng thời hạn và thông báo cho NNT hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ hoặc thông tin kê khai chưa đầy đủ.
b. Xây dựng hệ thống thông tin về NNT:
Thông tin về NNT là yêu cầu quan trọng của công tác quản lý thuế hiện đại, đảm bảo cơ quan quản lý thuế theo dõi, tổng hợp, phân tích.
Hệ thống thông tin về NNT được xây dựng từ các nguồn: Thông tin từ hồ sơ thuế do NNT kê khai, gửi cơ quan quản lý thuế; thông tin từ các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến NNT.
Trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế của các cơ quan quản lý Nhà nước được quy định thành cụ thể:
- Cung cấp thông tin tự động theo phát sinh sự kiện liên quan đến NNT: Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, quyết định sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản của tổ chức, cá nhân nộp thuế trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các sự kiện trên và các thông tin khác theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của NNT.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giải trình, bổ sung, cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế, NNT phải tiến hành chuẩn bị thông tin và cung cấp kịp thời, chính xác những nội dung CQT đề nghị cục cấp. Tại điều 9 Luật Quản lý thuế quy định về quyền hạn của cơ quan thuế “1. Yêu cầu người
nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng
29
thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế; 2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế”
Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải giữ bí mật thông tin của NNT theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cơ quan quản lý thuế vẫn có thể được công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT trong một số trường hợp.
c. Kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế:
Kiểm tra thuế được xác định là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của NNT hoặc được thực hiện tại trụ sở của NNT khi mả NNT không giải trình được các số liệu chưa hợp lý trong hồ sơ khai thuế.
Thanh tra thuế được thực hiện trong các trường hợp: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần; đề giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan quản lý thuế được giao quyền sử dụng một số biện pháp để đảm bảo thu đủ tiền thuế cho Ngân sách Nhà nước. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hành quyết định cưỡng chế thuế và có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Lực lượng cảnh sát nhân dân có
30
trách nhiệm bảo đảm trật tự, ann toàn, hỗ trợ cơ quan quản lý thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi có yêu cầu của người ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
d. Cải cách thủ tục hành chính thuế và tổ chức thực hiện các chức
năng quản lý thuế
Từ năm 2007 đến nay, ngành thuế đã công bố, công khai toàn bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế, phí, lệ phí, để NNT biết và dễ dàng thực hiện, đồng thời, kiểm soát việc thực thi theo đúng quy định, tránh việc các cơ quan thuế, cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu thuế tiện gây phiền hà cho NNT. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đồng thời sửa đổi, bổ sung thay thế bãi bỏ các thủ tục không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, tiết kiệm cho cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị đơn giản hóa nhiều thủ tục kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp tránh lãng phí ngân sách.
Các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch, nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NNT, tạo điều kiện cho NNT chấp hành tốt pháp luật thuế.
Trong Luật Quản lý thuế đã định rõ, công khai, minh bạch các loại giấy tờ của từng loại hồ sơ thuế: hồ sơ khai thuế, hồ sơ miễn giảm thuế, hồ sơ hoàn thuế... để NNT tự xác định được trách nhiệm của mình. Đồng thời ban hành hệ thống mẫu biểu áp dụng chung cho NNT và cơ quan thuế. Trong đó có hướng dẫn cụ thể cách khai các chỉ tiêu trong mẫu biểu để NNT dễ thực hiện.
Thống nhất thời hạn nộp hồ sơ khai thuế phù hợp với từng loại thuế khai theo tháng, theo năm, theo từng lần phát sinh để NNT dễ thực hiện. Sửa đổi một số thời hạn, phương thức khai thuế của một số loại thuế cho phù hợp với thực tế hơn. Thời hạn nộp thuế được quy định gắn với thời hạn khai thuế
31
vừa bảo đảm phù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho NNT dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm phiền hà cho NNT. Hiện nay, ngoài việc thực hiện kê khai theo tháng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có doanh thu dưới 20 tỷ/ năm, có thể lựa chọn hình thức kê khai theo quý, để tránh lãng phí thời gian và dễ dàng theo dõi, tổng hợp.
Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của NNT trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế, trước thời điểm CQT tiến hành thanh tra, kiểm tra NNT phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót, sẽ được khai bổ sung khai thuế và không bị phạt vi phạm hành chính về các lỗi sai sót này.
Cùng với việc sửa đổi các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn về thuế đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, ngành thuế đã xây dựng và triển khai dự án nộp hồ sơ khai thuế điện tử, giảm được nhiều chi phí về thời gian đi lại, chờ đợi để nộp tờ khai cho NNT và chi phí in ấn, lưu trữ tờ khai, giảm áp lực cho cơ quan thuế trong những ngày cao điểm tiếp nhận tờ khai thuế và nhập dữ liệu, lưu trữ hồ sơ của NNT.,
Bên cạnh đó, ngành Thuế đã tham gia thực hiện Dự án hiện đại hóa thu NSNN giữa các cơ quan thuế – kho bạc – hải quan – tài chính; phối hợp kho bạc Nhà nước và một số ngân hàng thương mại thực hiện dự án „Nộp thuế qua ngân hàng‟, giúp NNT giảm chi phí về thời gian, giấy tờ, bảo đảm tính chính xác trong quá trình thu thuế vào ngân sách Nhà nước
Các quy định của Luật Quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước. Luật Quản lý thuế mở rộng các hình thức giao dịch làm thủ tục về thuế như khai thuế điện tử, nộp tiền thuế theo hình thức chuyển khoản... tạo điều kiện cho NNT có thể hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước mọi lúc, mọi nơi, không bị bó hẹp trong giới hạn giờ
32
làm việc hành chính. Về kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin về NNT để lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Luật quy định khung pháp lý cho hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế... Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện, được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có ngành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được thay mặt NNT thực hiện một trong các thủ tục: Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của luật này và pháp luật khác có liên quan. Tổ chức này chịu trách nhiệm với NNT theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ theo pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế chịu trách nhiệm về việc làm sai của