Một số công tác quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54)

a/ Quản lý công tác Kê khai – kế toán thuế

Căn cứ Luật Quản lý thuế, NNT phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm toàn bộ doanh thu – chi phí phát sinh của mình:

- Đối với hồ sơ nộp tờ khai thuế tháng gồm có: Tờ khai thuế tháng; bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra; bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào; các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng, NNT phải nộp hồ sơ khai thuế tháng.

48

tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính. Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, NNT phải nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý.

- Đối với hồ sơ khai thuế năm của doanh nghiệp: NNT cần phải nộp tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế. Thời gian nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chấp hành nộp tờ khai thuế tháng, tạm tính, quyết toán thuế năm khá đầy đủ về thông tin, chính xác về thời gian. Tuy nhiên, chất lượng tờ khai vẫn chưa thật đảm bảo, một vài đơn vị còn kê khai sai mẫu tờ khai, thiếu chữ ký người đại diện hợp pháp, tờ khai chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của đơn vị.

Hiện nay, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai, đôn đốc doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng. Việc kê khai thuế qua mạng sẽ giảm tải số lượng hồ sơ giấy cán bộ thuế cần phải lưu trữ, khai thác thông tin NNT nhanh chóng thuận tiện đến từng cán bộ thuế. Thêm vào đó, công tác nộp hồ sơ thuế của NNT cũng trở nên thuận tiện, dễ dàng.

Việc thực hiện quản lý thuế dựa cơ chế tự khai tự nộp của NNT đem lại nhiều ưu điểm đồng thời cũng tồn tại nhiều nguy cơ gây thất thoát thuế, trốn thuế cao. Để hạn chế vấn đề này, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ NNT nâng cao kiến thức pháp luật thuế đồng thời đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế ngày càng nâng cao để thực hiện tốt nhất nghiệp vụ của mình.

b/ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Theo quy định pháp luật thuế hiện nay, NNT tự thực hiện các công việc từ tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế. Trên thực tế hiện nay, đặc biệt là các

49

doanh nghiệp NQD, thường không tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước dẫn đến hiện tượng kê khai thuế thiếu, nhằm giảm thiểu số nộp vào NSNN. Để tránh thất thu NSNN, công tác thanh tra, công tác kiểm tra được Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc hết sức quan tâm, chú trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong việc giảm thất thu, răn đe kịp thời những hành vi sai phạm của NNT, tăng cường hiệu quả quản lý thuế.

Căn cứ các nguyên tắc quy định tại điều 75 Luật Quản lý thuế:

“1. Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

2. Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.

3. Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Công tác thanh tra, công tác kiểm tra được các cán bộ thuế thực hiện đều đặn, đầy đủ:

+ Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế: hàng tháng, sau khi nhận được tờ khai thuế của doanh nghiệp, các cán bộ thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế tháng, kê khai hóa đơn mua vào – bán ra của doanh nghiệp có trùng lặp, sai sót, và kiểm tra thuế suất hàng hóa đơn vị mua vào – bán ra, để pháp hiện được những sai phạm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là bước kiểm tra sơ bộ, đa phần doanh nghiệp hiện nay hoạt động rất “tinh vi”, kê khai khống hóa đơn chứng từ, vì vậy nếu chỉ kiểm tra nguyên tờ khai thuế tháng của đơn vị, cán bộ thuế rất khó phát hiện được sai sót cần chấn chỉnh.

50

+ Kiểm tra tại trụ sở NNT: Trong quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn, cán bộ thuế phát hiện được những sai sót, chi phí bất hợp lý... dẫn tới nghi ngờ số thuế đơn vị kê khai phải nộp. Các bộ thuế có thể để xuất kiểm tra giấy tờ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại chính trụ sở của NNT.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã truy thu được số thuế rất lớn mà đơn vị chưa thể hiện trên hồ sơ khai thuế. Mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra luôn được đề cao nhưng cũng gặp nhiều khó khăn: Số lượng doanh nghiệp đông, ngành nghề kinh doanh đa dạng, chế tài xử phạt còn nhẹ... nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong công tác quản lý thuế.

c/ Quản lý thu nộp và cưỡng chế nợ thuế

Việc thực hiện công tác quản lý thu nộp và cưỡng chế nợ thuế ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu NSNN. Nhận thức được điều này, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến công tác quản lý thu nộp và cưỡng chế nợ thuế, đôn đốc doanh nghiệp khi phát sinh số thuế phải nộp cần thực hiện ngay nghĩa vụ nộp thuế. Công tác thu thuế và cưỡng chế nợ thuế được thể hiện trong những năm qua như sau:

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Số thuế NNT nộp Số thuế Phạt

2010 258.195 1.083

2011 255.118 876

2012 296.800 1.541

Tổng 810.113 3500

51

Thông qua bảng trên, có thể nhận thấy, số thuế thu từ NNT ngày càng tăng, bên cạnh số thuế đơn vị bị phạt do kê khai sai, kê khai thiếu, sử dụng chứng từ bất hợp pháp...

Đối với những đơn vị chây ỳ, không hợp tác, Cục thuế tiến hành những biện pháp xử lý nghiêm minh, dứt điểm, tiến hành phạt hành chính, phạt chậm nộp. Thông qua đó, các đơn vị đã có ý thức hơn, giảm tỉ lệ nợ khó đòi, tăng số thu cho NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54)