Đối với các cơ quan quản lý thuế nói chung

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 65)

Tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật thuế nói chung và các văn bản Luật Quản lý thuế nói riêng:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu, xác định, lựa chọn đúng mục tiêu của cơ quan thuế là kích thích điều tiết kinh tế, tăng thu cho NSNN và đảm bảo chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.

Pháp luật quản lý thuế phải được đơn giản hóa cả về mặt thuế suất, thủ tục thu nộp, đồng thời phải đảm bảo tác dụng tích cực trong phân phối, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo ra cân bằng xã hội. Bảo đảm pháp luật quản lý thuế thuế ổn định trong một thời gian dài, tạo điều kiện mở rộng khả năng kiểm soát NNT, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.

Bên cạnh đó, các chế độ chính sách thu hẹp diện miễn giảm thuế nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược, phát triển kinh tế xã hội, áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong quản lý thuế.

Việt Nam đang trong quá trình phát phát triển hòa nhập với sự phát triển của kinh tế thế giới chính vì thế cải cách thuế theo hướng thích ứng với những cam kết quốc tế, bắt kịp tốc độ tự do hóa thương mại và đầu tư, thu hút đầu tư với sự tự do di chuyển vốn, lao động.

59

Luật quản lý thuế đã quy định khung pháp lý cơ bản để thực thi thống nhất các chính sách thuế và thu NSNN. Để đảm bảo Luật được thực hiện theo đúng thời hiệu đã quy định và có tính thực thi cao, Chính phủ, Bộ tài chính cần khẩn trương soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật, quy định chi tiết và cụ thể tất cả các nội dung quản lý thuế làm căn cứ pháp lý cho tất cả các chủ thể chấp hành đúng pháp luật thuế.

Sớm hoàn thiện bộ quy trình nghiệp vụ quản lý (Tuyên truyền – Hỗ trợ, Kê khai – Kế toán, Kiểm tra, Thanh tra, quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế...) trên cơ sở liên kết, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu NNT và các thông tin khác, phục vụ công tác quản lý thuế.

Ban hành văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý thuế theo hướng tự do hóa. Theo đó cơ quan quản lý thuế hoạt động như một doanh nghiệp, tiến hành xác định lợi ích – chi phí trong hoạt động quản lý thuế của mình, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ thuế, đánh giá kết quả căn cứ vào các chỉ số hoạt động của bộ máy dân sự. Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý thuế bằng cách áp dụng các nguyên tắc của thị trường giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này, tăng cường trách nhiệm của công chức quản lý thuế khi cung cấp dịch vụ cho người dân.

Hóa đơn chứng từ cần được đưa vào quản lý một cách hiệu quả, năm 2012, Bộ tài chính đã ban hành cơ chế tự in hóa đơn thích hợp, hạn chế tối đa việc bán hóa đơn cho các doanh nghiệp và thay và đó là việc để doanh nghiệp chủ động hơn với việc kinh doanh của mình.

Bằng biện pháp để các doanh nghiệp tự in hóa đơn, các doanh nghiệp sẽ có ý thức có trách nhiệm cao hơn với số lượng hóa đơn do mình phát hành tránh để thất thoát dẫn tới trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước.

60

Đồng thời Bộ tài chính phải xây dựng định chế quản lý hóa đơn rõ ràng. Các doanh nghiệp phát hành hóa đơn phải chịu trách nhiệm với hóa đơn khi mình đã phát hành. Người thụ thưởng hóa đơn có quyền kiểm soát hóa đơn vì đã ủy quyền cho bên bán hàng nộp thuế thay mình.

Mới đây, ngày 15/5/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thông tư này hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là hoá đơn); xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn; kiểm tra, thanh tra về hoá đơn.

Để thực hiện tốt hơn nữa trong việc quản lý doanh nghiệp, Nhà nước cần có văn bản quy định bảo vệ quyền sở hữu của người mua hàng có hóa đơn hợp pháp, bằng cách công nhận quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ của người mua hàng nếu có tranh chấp dân sự xảy ra để tạo ý thức tự kiểm tra, kiểm soát đối với chứng từ, hóa đơn của doanh nghiệp đã phát hành.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 65)