Đối với Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67)

Cục thuế Vĩnh Phúc cần tăng cường đẩy mạnh, thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ, công văn của Tổng cục thuế về đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hành chính thuế; thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian cho NNT khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế của doanh nghiệp.

61

đóng góp ý kiến trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về quản lý thuế. Chỉ những cán bộ trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ mới đúc rút được kinh nghiệm, những tình tiết hợp lý, bất hợp lý trong quá trình triển khai Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Phân loại NNT để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm NNT; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Trên cơ sở thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, Cục thuế phân công cán bộ phân loại NNT tại tất cả các khâu, từ đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế. Thông qua công tác thanh tra – kiểm tra thuế đối với NNT trên cơ sở quản lý rủi ro, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Trong những giai đoạn phát triển tới, Cục thuế Vĩnh Phúc cần tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi ro để phục vụ công tác quản lý nợ thuế và đánh giá kết quả của hoạt động quản lý nợ thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế.

Để quản lý tốt NNT, trước hết cần kiện toàn bộ máy cán bộ công chức. Cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch. Bên cạnh đó cần phải góp phần xây dựng

62

và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà cũng như cả nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất;

Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu NSNN tạo điều kiện để hiện đại hóa ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.

Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan thuế các tỉnh trong cả nước, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật để góp phần xây dựng hiện đại hóa công tác thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67)