Quản lý các căn cứ tính thuế (doanh thu, thuế suất )

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 71)

Hai yếu tố quan trọng nhất để xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp là doanh thu tính thu nhập chịu thuế (gọi tắt là doanh thu tính thuế) và thuế suất.

Căn cứ vào điều 8, luật thuế TNDN năm 2005 Doanh thu “là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ”. Doanh thu tính thuế khi được doanh nghiệp hạch toán phần lớn không sát với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cố tình giảm doanh thu tính thuế nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp.

Về thuế suất là mức động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng tính thuế. Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế. Nó phản ánh mức độ điều tiết của Nhà nước đối với một đối tượng tính thuế; thể hiện quan điểm động viên hay không khuyến khích sự phát triển của một ngành nghề, sản phẩm cụ thể nào đó. Chính vì có sự khác nhau giữa thuế suất trong các mặt hàng, mà các doanh nghiệp đôi khi áp dụng nhầm hoặc cố tình nhầm thuế suất dẫn đến tính sai số thuế doanh nghiệp phải nộp.

Để hạn chế các tình trạng nói trên, Cục thuế Vĩnh Phúc có thể áp dụng một số giải pháp như:

Cơ cấu hợp lý các phòng ban, phân cấp quản lý theo loại hình doanh nghiệp để theo sát doanh nghiệp một cách chặt chẽ. Công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp là khác nhau, có doanh nghiệp phải dựa vào tính chất hoạt động, có doanh nghiệp phải dựa vào các loại hình kinh doanh.

65

nghiệp để quản lý chặt chẽ, đầy đủ các khoản thu và chi phí của NNT. Đồng thời, cán bộ thuế cũng nắm được tình hình thực hiện chế độ sổ sách kế toán hóa đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước cũng như việc chấp hành các chế độ chính sách của doanh nghiệp.

Cục thuế Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thúc đẩy công tác kế toán quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp kê khai đúng thuế suất, sử dụng hóa đơn hợp pháp để việc kinh doanh đi vào nề nếp.

Ngoài ra cán bộ thuế cần phân loại các trường hợp vi phạm để có thể quản lý và có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với các trường hợp kê khai sai bắt nguồn từ hạch toán sai vì không nắm vững chế độ chính sách, cần có sự hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ để sửa sai kịp thời. Cán bộ thuế cần cung cấp nguồn tài liệu để ĐTNT có tài liệu nghiên cứu để thực hiện cho đúng.

Đối với trường hợp sai phạm do trình độ kế toán doanh nghiệp còn hạn chế, làm việc không cẩn thận, thiếu trách nhiệm cơ quan thuế cần có biện pháp xử lý, cảnh cáo nhắc nhở ở mức độ thích hợp, đề xuất với lãnh đạo đơn vị cử đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ hoặc tìm kế toán có trình độ phù hợp.

Đối với trường hợp sai phạm có chủ ý nhằm trốn thuế, cán bộ thuế cần nghiêm khắc cảnh cáo, cần có những biện pháp mạnh tay và điều tra làm rõ, vì đây là dấu hiệu gian lận trong kê khai doanh thu và thuế suất nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 71)