Quản lý công tác thu nộp

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 72)

Để hạn chế tối đa nợ đọng cũng như giải quyết số thuế tồn đọng, cán bộ thuế phải tìm ra những phương thức nhằm thúc đẩy nhanh việc nộp thuế. Điều này là công tác đặc biệt khó khăn nhất là đối với doanh nghiệp NQD.

66

Về vấn đề này, Cục thuế phân công các cán bộ thuế phải đôn đốc thu nộp thuế thường xuyên, dứt điểm từng khoản phát sinh trong tờ khai thuế tháng. Mỗi cán bộ phụ trách đôn đốc các doanh nghiệp minh quản lý, lấy việc tự giác nộp đúng và đủ số thuế phải nộp của doanh nghiệp làm căn cứ xác định, bình xét thi đua khen thưởng.

Trong trường hợp NNT cố tình không thực hiện trách nhiệm nộp đúng, đủ số tiền thuế còn nợ thì Cục thuế phải kết hợp với các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm kịp thời như phạt chậm nộp số tiền thuế phải nộp, xử phạt hành chính, tịch thu tài sản hay truy tố trước pháp luật... Bên cạnh đó, Cục thuế thường xuyên đôn đốc công tác thanh tra kiểm tra NNT để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.

a.Xây dựng kế hoạch thu:

Cán bộ thuế cần căn cứ vào tình hình thực tế của các đơn vị do mình quản lý, căn cứ vào số thu năm trước để xây dựng dự toán, kế hoạch thu năm sau. Cục thuế bố trí cán bộ có năng lực làm công tác thu thập tài liệu, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để xử lý kịp thời, chính xác. Cục thuế thường xuyên tập huấn cho các cán bộ về tầm quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch thu, xác định công tác đôn đốc thu thuế chính là cơ sở để xác định thi đua khen thưởng giữa các cán bộ.

b.Đôn đốc thu nộp thuế:

Bên cạnh chức năng đôn đốc thu nộp thuế của phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, các phòng kiểm tra cũng có vai trò quan trọng trong việc đôn đốc thu nộp thuế của NNT. Để làm tốt công tác này, Cục thuế cần có những biện pháp cụ thể:

- Đảm bảo thu thuế phải đạt mức tối đa số thuế NNT ghi nợ, xác định chính xác doanh thu, thuế suất của NNT

67

đảm bảo cho NNT làm các thủ tục nộp thuế được thuận lợi, đơn giản.

- Xử lý nghiêm minh, công bằng những trường hợp nợ nần dây dưa về thuế, xử lý tăng nặng những trường hợp cố ý, nhiều lần trốn thuế, khuyến khích ý thức trách nhiệm của NNT.

- Cục thuế có chế độ khen thưởng rõ ràng đối với từng các bộ, động viên kịp thời những phòng ban, cán bộ hoàn thành kế hoạch.

c. Đối với công tác kiểm tra thuế:

Khu vực kinh tế NQD được đánh giá là khu vực có nhiều hành vi trốn thuế tinh vi nhất. Để đảm bảo công tác thu đúng, đủ, kịp thời, Cục thuế Vĩnh Phúc tăng cường công tác thanh kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ sở NNT. Bên cạnh việc đào tạo, nâng cao trình độ đặc biệt với các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, Cục thuế còn tăng cường công tác kiểm tra việc kê khai thuế của doanh nghiệp, yêu cầu cán bộ thuế tập trung kiểm tra đối chiều tờ khai thuế, đối chiếu hóa đơn mua vào – bán ra...

Thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng của pháp luật thuế nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng. Theo giáo trình nghiệp vụ thuế thì “Kiểm tra thuế là hoạt động của CQT trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá”. Thanh tra, kiểm tra thuế trước hết được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan chuyên ngành về thuế. Ngoài ra, kiểm tra, thanh tra thuế còn được thực hiện bởi sự phối hợp của các cơ quan chức năng

Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế cũng cần phải tăng cường thực hiện theo đúng chỉ đạo của Tổng cục thuế, tập trung thanh tra, kiểm tra quyết toán các đơn vị trọng điểm, có nguồn thu lớn nhằm đảm bảo cho việc thực hiện dự toán. Cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xây dựng nội dung thanh tra, kiểm tra cụ thể với từng doanh nghiệp theo định kỳ hoặc đột

68

xuất, không nhất thiết khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm mới thanh tra, kiểm tra. Có như vậy, công tác thanh tra kiểm tra mới đạt được hiệu quả như mong muốn, mới buộc doanh nghiệp thực hiện trung thực trong kinh doanh, và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Bên cạnh đó, trong quá trình thanh tra, kiểm tra có thể phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế và thực tiễn đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, những điểm không hợp lý về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành thuế, về các vấn đề nghiệp vụ của các công tác hành thu, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Nhà nước có thể thời ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi quan liêu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ công chức ngành thuế riêng, công chức Nhà nước nói chung, để phấn đấu xây dựng cơ quan thuế trong sạch vững mạnh với đội ngũ cán bộ thuế tốt về phẩm chất đạo đức, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn.

d. Tuyên truyền hỗ trợ NNT:

Để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, Cơ quan thuế cần thực hiện những biện pháp để NNT hiểu được chính sách thuế của Nhà nước, nộp thuế vào NSNN vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ.... Vì vậy, Cục thuế cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh; Đài truyền hình; các báo đài, tạp chí, bản tin chuyên ngành trong tỉnh để tuyên truyền hướng dẫn kịp thời các chính sách chế độ thuế cho NNT biết và thực hiện. Thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc, hiểu rõ luật thuế cũng như để thống nhất phương pháp làm việc giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp, nghe và phản hồi ý kiến của các doanh nghiệp về chế độ chính sách... để có căn cứ thực tế hoàn thiện

69

chính sách chế độ thuế... Cần tăng cường công tác tư vấn thuế miễn phí cho NNT.

Đẩy mạnh phong trào viết tin, bài về thực trạng tình hình chỉ đạo, quản lý thu, tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp, để các NNT thấy được tình hình thực tiễn từ đó nâng cao ý thức chấp hành các luật thuế.

e.Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý thuế:

Hiện nay, trong toàn ngành thuế nói chung, Cục thuế Vĩnh Phúc nói riêng, công tác quản lý thuế theo mô hình thuế điện tử đang được triển khai quyết liệt. Phấn đấu cải cách hướng tới một mô hình thuế hiện đại, chuyên nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ bao gồm các dịch vụ điện tử cung cấp cho NNT mà còn xây dựng quy trình quản lý thuế trong nội bộ cơ quan thuế trên cơ sở hiện đại hòa nhằm giảm bớt các thao tác thủ công, giảm lượng giao dịch giấy tờ, tự động hóa các khâu xử lý thông tin theo dõi thu, nộp thuế...Hiện nay, trong toàn Cục thuế Vĩnh Phúc, kỹ năng làm việc trên mạng máy tính của các cán bộ ngày được nâng cao, 100% cán bộ được cấp máy tính cá nhân để khai thác thông tin về NNT, thực hiện công việc quản lý thuế của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)