Thí nghiệm ủ chua cây cao lương chỉ tiến hành trên dòng cao lương OPV86 - Công thức ủ chua:
CT 1: Cao lương + 0,5% muối
CT 2: Cao lương + 0,5% muối + 5% rỉ mật - Phương pháp ủ chua:
Nguyên liệu được băm chặt nhỏ (2-3cm) bằng máy thái, được trộn với các chất bổ sung theo công thức rồi ủ yếm khí trong bình nhựa (nguyên liệu được nén thật chặt và tốc độ nén nhanh, sau đó đậy kín nắp bình nhựa).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Sau khi ủđược 30, 60, 90 ngày, các mẫu thức ăn ủ chua được lấy đểđánh giá trực quan và xác định một số chỉ tiêu:
- Đánh giá bằng trực quan: Thông qua theo dõi về màu sắc, mùi và hiện tượng mốc của cây cao lương trước và sau khi ủ chua bằng cảm quan:
+ Màu sắc: Nếu thức ăn có màu sắc xanh tươi như thức ăn chưa ủ là tốt nhất, còn nếu thức ăn chuyển sang màu vàng đó là thức ăn đã mất nhiều caroten, còn thức ăn chuyển sang màu đen hay tối sẫm thì thức ăn đó đã hỏng hay không còn giá trị sử dụng nữa.
+ Mùi: Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải có mùi hoa quả chín, mùi thơm do có nhiều axit lactic. Thức ăn ủ chua chất lượng kém có rất nhều mùi vị
khác nhau như: mùi chua như giấm thì trong thức ăn có nhiều axit axetic, mùi mỡ
thì trong thức ăn có nhiều axit butyric, mùi thối thì trong thức ăn có nhiều vi khuẩn thối hoạt động.
+ Độ cứng: Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải có độ cứng tương đương với cỏ tươi, nếu thức ăn ủ chua nhũn hay bết đó là dấu hiệu cỏ ủ chua đã bị thối hỏng không còn khả năng sử dụng nữa.
- pH: Giá trị pH của thức ăn ủ chua được xác định theo phương pháp Harley và Jones (1978). Cân 5g mẫu, cắt nhỏ rồi cho vào cốc, hòa 100ml nước cất với mẫu trong cốc. Khuấy nhẹ trong vòng 15 phút, sau đó tiến hành đo giá trị pH bằng máy
đo pH.
- Đánh giá thông qua độ mốc: Độ mốc của các mẫu ủ được xác định bằng cách, cân lọ chứa cỏ ủ, khối lượng cỏủ (A) sẽ bằng khối lượng lọ chứa cỏ ủ trừđi khối lượng lọ rỗng, sau đó lấy toàn bộ phần cỏ ủ bị mốc trong lọ (B). Như vậy, độ
mốc là tỷ số giữa khối lượng thức ăn bị mốc với khối lượng cỏủ ban đầu. Công thức tính độ mốc như sau:
Độ mốc (%) = B x 100 A
- Xác định hàm lượng HCN: Gửi phòng thí nghiệm trung tâm - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng axit Cyanhydric (HCN) được xác định bằng phương pháp của Easley (1970) theo nguyên tắc chưng cất xyanua từ dung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 dịch cloroform và hứng vào dung dịch KOH để tạo thành KCN. Sau đó chuẩn độ
dung dịch thu được bằng AgNO3 và tính kết quả.
- Xác định các chỉ tiêu: vật chất khô, protein thô, xơ thô, axit lactic, axit axetic, axit butyric. Gửi phòng thí nghiệm trung tâm - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản.