Năng suất chất xanh của các dòng cao lương

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 59)

Năng suất chất xanh là chỉ tiêu quan trọng trong phản ánh tốc độ sinh trưởng phát triển. Đánh giá về năng suất chất xanh là căn cứ quan trọng nhất để biết được tiềm năng sản xuất của cây cỏ từ đó hoạch định chiến lược phát triển trong chăn nuôi. Năng suất chất xanh của hai giống cao lương được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Năng suất chất xanh của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 (tấn/ha, n=3) OPV86 OPV88 Thời vụ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Tổng Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Tổng VGĐT4 51,53b 39,93a 31,87a 123,33b 51,23b 38,4b 31,17a 120,80b VGĐT6 60,23a 42,17a 32,67a 135,07a 60,17a 42,33a 31,80a 134,30a VGĐT8 59,73a 32,33b 19,93b 112c 59,70a 32,90c 19,90b 112,50c VGĐT10 44,30c 24,57c 15,47c 84,33d 44,03c 23,83d 15,77c 83,63d SEM 1,32 1,02 0,64 1,68 1,34 0,86 0,78 1,34 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

Ghi chú: a,b,c… Các chữ khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Kết quả phân tích phương sai cho thấy năng suất chất xanh của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 đều có sự khác nhau ở các mùa vụ (P<0,05).

Hai dòng cao lương đều có tổng năng xuất chất xanh thu được ở VGĐT6 khác các VGĐT4, VGĐT8, VGĐT10. VGĐT6 cả hai dòng cao lương đều có năng suất chất xanh cao nhất (OPV86: 135,07 tấn/ha; OPV88: 134,30 tấn/ha). VGĐT10, cả hai dòng cao lương đều cho năng suất thấp nhất (OPV86: 84,33 tấn/ha, OPV88: 83,63 tấn/ha). Đối chiếu với bảng khí hậu, thời tiết, thấy rằng VGĐT6, thời tiết ổn

định về nhiệt độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng cao thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển, các mùa vụ còn lại thời tiết không ổn định về nhiệt độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng. Đặc biệt là VGĐT10 nhiệt độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng thấp, trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 khi cây cao lương lại ưa với khí hậu nóng ẩm, vì vậy trong vụ này cây sinh trưởng, phát triển kém dẫn đến năng suất chất xanh thấp. Tuy nhiên, trong điều kiện mùa

đông ở nước ta cỏ ôn đới khác chỉ cho khối lượng 33-35 tấn, cỏ voi cho 69 tấn/vụ

(Hoàng Thị Lãng và cs., 2004; Bùi Quang Tuấn, 2006a). Như vậy so với các cây họ

hòa thảo khác, cây cao lương có sản lượng chất xanh tương đối cao trong vụ đông. Nhìn vào bảng chúng ta thấy dòng cao lương OPV86 có năng suất cao hơn dòng cao lương OPV88 mặc dù chiều cao của dòng cao lương OPV88 lớn hơn của OPV86 nhưng đường kính thân của OPV86 lớn hơn OPV88.

Với dòng cao lương OPV86, VGĐT6 và VGĐT8 lứa cắt 1 không có sự

chênh lệch nhiều (VGĐT6 cao hơn VGĐT8 là 0,50 tấn/ha) nhưng đến lứa cắt thứ 2 và lứa cắt thứ 3 đã có sự chênh lệch lớn (VGĐT6 cao hơn VGĐT8 các lứa cắt lần lượt là 9,84 tấn/ha và 12,74 tấn/ha). Nguyên nhân do thời tiết ở lứa tái sinh VGĐT8 nhiệt độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng thấp hơn VGĐT6.

Kết quả phân tích cho thấy VGĐT4 và VGĐT6 năng suất có sự khác nhau, lứa cắt thứ nhất năng suất chất xanh thấp hơn so với lứa cắt thứ nhất của VGĐT6 là 8,7 tấn/ha, nhưng ở lứa cắt thứ 2 và lứa cắt thứ 3 lại chênh lệch không nhiều so với lứa cắt thứ 2 và thứ 3 của VGĐT6. Nguyên nhân do điều kiện khí hậu thời tiết ở lứa tái sinh ở hai vụ gần tương đồng nhau: lượng mưa lớn, thời gian chiếu sáng nhiều, thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.

Năng suất chất xanh của dòng OPV88 cũng tương tự như dòng OPV86, VGĐT6 đạt năng suất cao nhất và VGĐT10 năng suất thấp nhất, chênh nhau là 16,14 tấn/ha lứa cắt 1, các lứa cắt 2, và 3 chênh lệch lần lượt là 18,5 tấn/ha và 16,03 tấn/ha.

VGĐT6 năng suất có sự khác nhau so với VGĐT4, VGĐT8. Sự khác nhau tương tự như dòng OPV86, nguyên nhân do khí hậu thời tiết mùa vụ đã ảnh hưởng

đến năng suất cây.

Giữa các lứa cắt trong một vụ có sự khác nhau về năng suất chất xanh. Ở lứa cắt 2 và lứa cắt 3 theo vẫn duy trì được năng suất chất xanh cao nhưng có sự giảm

đáng kể năng suất chất xanh so với lứa cắt 1. Cùng là lứa tái sinh, VGĐT10 năng suất giảm rõ rệt so với các lứa tái sinh ở các mùa vụ khác. Nguyên nhân do thời tiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 giai đoạn này nhiệt độ hạ thấp, lượng mưa giảm, không thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.

Cây cao lương có sức tái sinh rất mạnh, trồng một vụ có thể tái sinh 2-3 lần, có khi tới 4 lần tùy thuộc mức độ thâm canh (Nguyễn Danh Đạt, 1977). Nghiên cứu của chúng tôi trùng với nhận định trên.

Như vậy yếu tố mùa vụ đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chất xanh của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88. Sau khi theo dõi, phân tích chúng tôi nhận thấy năng suất chất xanh ở hai dòng cao lương cao nhất ở VGĐT6, thấp nhất là VGĐT10. Cây cao lương là cây có khả năng tái sinh cao, mặc dù năng suất ở các lứa tái sinh giảm nhưng so với các cây trồng họ hòa thảo khác vẫn cho năng suất cao hơn. 0 20 40 60 80 100 120 140 Năng suất chất xanh (tấn/ha) OPV86 OPV88 Dòng cao lương VGĐT4 VGĐT6 VGĐT8 VGĐT10

Hình 3.2. Năng suất chất xanh của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 59)