Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 27)

Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn ủ chua: (1) chất lượng nguyên liệu ủ và (2) chất lượng lên men thức ăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 - Chất lượng nguyên liệu ủ:

Chất lượng nguyên liệu ban đầu sẽ quyết định chất lượng thức ăn ủ chua. Giá trị dinh dưỡng của cỏ khi còn non sẽ cao và giảm nhanh chóng theo giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên hàm lượng chất khô của cỏ sẽ tăng khi cỏ già. Do vậy thời điểm thu hoạch cỏ cho ủ chua phải được tính toán sao cho hài hoà giữa năng suất chất khô và giá trị dinh dưỡng của cỏ.

Việc sử dụng thêm chất bổ sung khi ủ chua một số loại phụ phẩm nông nghiệp hoặc chế biến nông sản có thành phần các chất dinh dưỡng tương đối đơn điệu (không cân đối) sẽ giúp nâng cao chất lượng thức ăn ủ chua.

- Chất lượng lên men:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lên men bao gồm: hàm lượng đường hoà tan, nhiệt độủ, vi sinh vật, điều kiện yếm khí, độẩm của nguyên liệu ủ.

+ Hàm lượng đường hoà tan:

Thành công của việc ủ chua tùy thuộc vào hàm lượng đường trong nguyên liệu, chất này sẽ cung cấp cơ chất cho vi khuẩn lactic lên men thành axit lactic mà nồng độ tích lũy của nó sẽ hạ pH của khối thức ăn xuống mức cần thiết (4,2). Người ta đưa ra khái niệm “hàm lượng đường tối thiểu” khi ủ chua như sau: Hàm lượng

đường tối thiểu là hàm lượng đường cần thiết để hình thành nên axit hữu cơ trong quá trình lên men thức ăn, mà axit hữu cơ này đủđể hạ pH của khối thức ăn xuống 4,2. Hàm lượng đường tối thiểu sẽ khác nhau ở các nguyên liệu thức ăn khác nhau (do có hệđệm khác nhau).

+ Nhiệt độủ:

Chất lượng thức ăn ủ chua ở nhiệt độ thấp sẽ cao hơn so với ủ chua ở nhiệt độ

cao. Muốn cho nhiệt độ khối ủ không tăng cao phải đảm bảo tốt các điều kiện ủ

chua: băm chặt nhỏ thức ăn, đầm nén chặt, tốc độ ủ nhanh, đảm bảo điều kiện yếm khí, giảm độẩm để hạn chế hô hấp hiếu khí, tránh ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ thích hợp trong hốủ là 20-600C.

+ Vi sinh vật:

Trong tất cả các nhóm vi sinh vật tồn tại trong nguyên liệu ủ thì nhóm vi khuẩn homolactic cho hiệu quả cao nhất khi lên men đường hoà tan hình thành nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 axit lactic. Do vậy muốn thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn này phát triển. Cho đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi khuẩn lactic để bổ sung vào thức ăn ủ chua.

+ Điều kiện yếm khí:

Đối với việc ủ chua thức ăn thì điều kiện yếm khí của khối ủ rất quan trọng. Tạo môi trường yếm khí tốt sẽ loại bỏ được hầu hết các nhóm vi sinh vật không mong muốn. Muốn đảm bảo điều kiện yếm khí tốt thức ăn phải được băm chặt nhỏ, nén liên tục, tốc độủ nhanh, bịt kín hào, hố, túi ủ.

+ Độẩm của nguyên liệu ủ:

Nguyên liệu ủ có độ ẩm cao thì hô hấp hiếu khí kéo dài và vi khuẩn lên men butyric phát triển mạnh. Hô hấp hiếu khí mạnh dẫn đến tiêu hao đường hoà tan và làm cho nhiệt độ khối ủ tăng cao. Vi khuẩn lên men butyric phát triển mạnh sẽ tăng phân giải protein, gây hỏng, thối thức ăn. Độ ẩm cao còn làm tăng tổn thất dinh dưỡng do rửa trôi.

Độ ẩm của nguyên liệu ủ thích hợp khoảng 65-75%. Đối với thức ăn ủ chua có độ ẩm thấp (65%) mặc dù pH = 4,5 nhưng chất lượng thức ăn ủ chua vẫn tốt. Giảm độ ẩm của nguyên liệu ủ bằng phơi tái dưới ánh nắng hoặc trộn với thức ăn thô khô. Tỉ lệ trộn thức ăn khô được xác định như sau:

a - b K = --- x 100% b - c Trong đó: K: Thức ăn khô dùng để trộn (%) a: Tỉ lệ nước của thức ăn ban đầu b: Tỉ lệ nước dự kiến của hỗn hợp nguyên liệu ủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 27)