Nguồn gốc và phân bốc ủa cây cao lương

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 30)

Cây cao lương (Sorghum bicolor) thuộc chi Lúa miến hay chi Cao lương là một chi trong họ Hòa thảo (Poaceae), nó là một trong năm loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, một số loài được gieo trồng để lấy hạt và phần nhiều để làm thức ăn thô cho gia súcdưới dạng cỏ khô hoặc cỏ tươi trên các bãi chăn thả.

Cây cao lương có nguồn gốc từ vùng bắc Châu Phi, do đó không thể trồng ở điều kiện lạnh giá, cao lương thích nghi với khoảng điều kiện khí hậu rộng lớn từ

những vùng có lượng mưa hàng năm cao đến những nơi khô hạn. Mặc dù lượng mưa và các yếu tố khác quyết định mùa vụ và thời gian sinh trưởng của cao lương nhưng cao lương vẫn có thể trồng và phát triển ở những nơi có điều kiện khác nghiệt và trình độ thâm canh hạn chế. Theo trích dẫn của Bantilan et al. (2004), cây cao lương có lẽ được thuần hóa đầu tiên ở Savanna giữa tây Ethiopia và phía đông Chad cách nay 5000-7000 năm (Doggett and Prasada Rao, 1995). Các dòng hoang dại của sorghum bicolor ssp. verticilliflorum được cho là tổ tiên của cây cao lương trồng ngày nay Harlan and De Wet (1972). Từđiểm phát sinh cây cao lương được

đưa đến các vùng khác (chủ yếu là thông qua tàu buôn): đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Á, Trung Đông, châu Mĩ, Tây, Bắc và Nam Phi.

Ở châu Phi, cây cao lương được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau nhưguinea-corn, dawa hay sorghoở Tây Phi, durraở Sudan, mshelidaở Ethiopia và eritrea, mtamaở Đông Phi, kafffircornở Nam Phi, mabele hay amabeleở các quốc gia Nam Phi. Ở Ấn Độ, nó được biết đến với tên gọi như jowar (Hindi),

jonna (Andhra Pradesh), cholam (Tamil Nadu) vàjola (Karnataka).

Năm chủng cao lương canh tác cơ bản - Bicolor, Kafir, Guinea, Caudatum Durra - đã được công nhận (Harlan and De Wet, 1972). Chủng Bicolorđược miêu tả là khoảng trống và chiều dài cụm hoa, mày hoa thường xuyên kèm theo hạt khi chín. Kafirđược tìm thấy nam xích đạo châu Phi, biểu hiện cân đối và sát góc cầu hạt với mày ngắn hơn hạt. Guinea chiếm ưu thếở Tây Phi và dễ nhận ra bởi chiều dài và sự không cân xứng, mày mở ra nhìn thấy khi hạt chín. Hạt của dòng caudatum thì phồng lên không cân xứng. Chủng này tìm thấy ở Trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Phi và là gần nơi phát sinh. Dura biểu hiện hạt dạng trứng ngược và có dạng hình V tại đáy (Bantilan et al., 2004). Có 5 loại khác nhau của cây cao lương:

1. Cây cao lương được trồng để lấy hạt

2. Cây cao lương dùng làm thức ăn gia súc, cỏ khô và thức ăn ủ chua 3. Cây cao lương là cỏ hoang dã như cỏ Sudan

4. Hạt cao lương được sử dụng để làm chổi

5. Cao lương sáp có nội nhũ sáp và được sử dụng để sản xuất tinh bột. Theo Bantilan et al. (2004), ngày nay, cây cao lương được phân bố từ mực nước biển đến độ cao 2200m so với mực nước biển và từ 500N ở Nga đến 400S ở

Argentina. Trong khi cải thiện giống chiếm ưu thế ở châu Mĩ, Trung Quốc và Australia, các phương pháp chọn lọc truyền thống ở châu Phi và một số quốc gia ở

châu Á. Năm 2004, khoảng 75% vùng trồng cao lương ởẤn Độ là các giống lai so với 1% ở năm 1960.

Hiện nay, chúng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những vùng khô hạn thuộc khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ấm khác thuộc Bắc Phi, Trung Phi, Đông Phi. Còn Trung và Nam Mĩ cây cao lương

được trồng ở các khu vực khô hạn của Mexico, El Salvador, Guatemala, Nicaragua, khu vực khô của miền Bắc Colombia, Venezuela, Brazil và Uruguay. Tại Bắc Mĩ, cây cao lương được trồng ở khu vực phía nam của Mĩ, nơi lượng mưa thấp và biến

động. Ở châu Á, cây cao lương được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Còn ở châu Âu chúng được trồng ở một vài khu vực của Pháp, Ý, Tây Ban Nha.

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 30)