Chiều cao khi thu hoạch

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 54)

Chiều cao thu hoạch là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây, chiều cao thu hoạch cũng quyết định lượng dự trữ của cỏ trong quá trình tái sinh. Đối với mỗi loại cỏ khác nhau độ cao thu hoạch thích hợp cũng khác nhau. Chiều cao thu hoạch chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh như: lượng mưa, ánh sáng, nhiệt độ. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Chiều cao của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 khi thu cắt (cm, n=3) OPV86 OPV88 Thời vụ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 TB Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 TB VGĐT4 200,97a 162,37a 159,57a 174,29ab 199,93a 160,57ab 156,57a 171,35ab VGĐT6 217,90a 165,50a 160,83a 181,97a 217,10a 166,30a 160,23a 185,65a VGĐT8 216,23a 148,03ab 122,27b 162,18b 215,27a 148,57ab 122,60b 162,14b VGĐT10 169,60b 133,27b 118,13b 143,33c 168,57b 131,90b 118,87b 139,78c SEM 5,42 6,41 3,40 4,12 6,40 5,91 4,15 3,48 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

Ghi chú: a,b,c… Các chữ khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Ở bảng 3.4 kết quả phân tích phương sai cho thấy chiều cao khi thu cắt hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 ở các vụ là khác nhau (P<0,05).

Kết quả cho thấy chiều cao cây giữa VGĐT6 có sự khác biệt so với VGĐT8 và VGĐT10, không có sự khác biệt giữa VGĐT6 và VGĐT4. VGĐT6, khi thu hoạch chiều cao cây đạt cao nhất (lần lượt lứa 1, lứa 2, lứa 3 là: 217,90; 165,50; 160,83cm) và thấp nhất là VGĐT10 khi thu hoạch chiều cao cây chỉ đạt (lần lượt lứa 1, lứa 2, lứa 3 là: 169,60; 133,27; 188,13cm). Chênh lệch chiều cao giữa VGĐT6 và VGĐT10 trung bình là 41,08cm. Có sự khác biệt trên là do điều kiện khí hậu thời tiết giữa các mùa tại vùng thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt, VGĐT6 thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, tổng số giờ nắng, giờ chiếu sáng cao thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển. VGĐT10, lúc đầu lượng mưa tương đối cao nhưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 về sau lượng mưa thấp, nhiệt độ không khí hạ thấp, tổng số giờ nắng giảm so với mùa vụ khác vì vậy cây sinh trưởng, phát triển kém.

Giữa VGĐT6 và VGĐT8 có sự khác biệt về chiều cao cây. Giữa 2 mùa vụ

này có sự khác biệt nhau về lượng mưa và nhiệt độ, điều này đã ảnh hưởng tới sự

phát triển của cây cao lương. VGĐT8 nhiệt độ và độẩm tháng 9, 10, 11, 12 giảm vì vậy các lứa tái sinh cao lương phát triển kém các hơn lứa tái sinh của VGĐT6.

Chiều cao thu hoạch giữa mùa vụ gieo trồng VGĐT4 và VGĐT6 chênh lệch không nhiều. Nhìn vào bảng khí hậu thời tiết tại thời điểm này, ta có thể thấy nhiệt

độ, thời gian chiếu sáng, độẩm giữa các mùa vụ này không có sự chênh lệch lớn vì vậy cây cao lương thí nghiệm phát triển tương đối đồng đều trong giai đoạn mùa vụ

này, nhưng VGĐT6 vẫn cao hơn so với các mùa vụ khác.

Kết quả phân tích cũng cho thấy chiều dòng cao lương OPV88 đạt cao nhất ở

VGĐT6 (trung bình 3 lứa là 185,65cm), thấp nhất ở VGĐT10 (118,87cm). Cùng trong một điều kiện chăm sóc, có sự khác biệt trên nguyên nhân là do tính chất mùa vụđem lại. Ở VGĐT6, cây sinh trưởng phát triển tốt do thời tiết tương đối thuận lợi cho cây phát triển, trong khi VGĐT10 khô hạn, nhiệt độ thấp cây sinh trưởng phát triển kém.

Giữa các mùa vụ còn lại sự chênh lệch về chiều cao cây biến động thấp hơn so với VGĐT10, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt chiều cao ở VGĐT6 với VGĐT4 (trung bình 3 lứa là 156,57cm) và VGĐT8 (trung bình 3 lứa là 122,60cm).

Cả hai dòng cao lương OPV86, OPV88, sang lứa cắt 3 của VGĐT8 và VGĐT10 đều phát triển chậm hơn so với VGĐT4 và VGĐT6. Lúc này cây đã chuyển sang giai đoạn già hóa, điều kiện thời tiết lứa tái sinh không thuận lợi như

các mùa vụ trước (độ ẩm, nhiệt độ, tổng số giờ nắng thấp) nên mặc dù bộ rễđược cung cấp đầy đủ nước, chất dinh dưỡng nhưng cây vẫn phát triển kém và chiều cao của các dòng cao lương ở lứa này thấp hơn.

Nhìn vào bảng kết quả phân tích, chúng ta thấy khả năng tái sinh của cây cao lương ở các mùa vụ tương đối tốt, và giữa các mùa vụ khác nhau khả năng tái sinh cũng khác nhau. Các lứa cắt sau, chiều cao bắt đầu giảm do yếu tố sinh học của cây trồng và do ảnh hưởng yếu tố mùa vụ. Mỗi vụ trồng cây cao lương có thể cho thu hoạch từ 2-3 lứa cắt. Đây là sự lựa chọn cây trồng ưu việt cho gia súc nhai lại trong tình trạng khan hiếm nguồn cỏ như hiện nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Như vậy cả hai dòng cao lương thí nghiệm OPV86 và OPV88, trong cùng một điều kiện chăm sóc và khí hậu như nhau đều cho chiều cao thu hoạch cao nhất

ở VGĐT6, và thấp nhất ở VGĐT10. Giữa các vụ gieo còn lại VGĐT4, VGĐT8 chiều cao cây khi thu hoạch cũng có sự khác biệt với VGĐT6 nhưng chênh lệch không lớn như VGĐT10. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Chiều cao cây (cm) OPV86 OPV88 Dòng cao lương VGĐT4 VGĐT6 VGĐT8 VGĐT10

Hình 3.1. Chiều cao của dòng cao lương OPV86 và OPV88 khi thu cắt

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)