Các yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây như: sức nảy mầm của giống, nhiệt độ, ánh sáng, độẩm…
- Sức nảy mầm của giống
Sự sinh trưởng của cây cao lương phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm của hạt. Các giống khác nhau thì sức nảy mầm cũng khác nhau, nếu hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho cao lương sinh trưởng mạnh sau này. Phẩm chất của hạt thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 phụ thuộc vào bản thân hạt mà còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị giống, điều kiện khí hậu, đất đai.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng tăng, nhiệt độ giảm thì sinh trưởng giảm. Cây cao lương không sinh trưởng hoặc sinh trưởng rất chậm trong khoảng nhiệt độ 10-150C và ở nhiệt độ 30-350C thì tốc độ sinh trưởng đạt mức cao nhất. Ở nhiệt độ dưới 100C cây có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do chất diệp lục bị phá hủy. Theo Duke (1983) khoảng nhiệt độ cây cao lương có thể thích ứng được là 2,0-410C, nhiệt độ trung bình hàng năm có thể từ 7,8-27,80C, thông thường khoảng 21,10C.
- Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và ra hoa kết quả bình thường. Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng dưới hai hình thức khác nhau là cường độ sáng và quang chu kì. Cường độ sáng thích hợp cho quá trình quang hợp ở cỏ nhiệt đới là 50.000-60.000 lux. Cây cao lương là thực vật C4 nên dưới điều kiện ánh sáng cao và nhiệt độ nóng chúng có thể
quang tổng hợp nhanh hơn và sản xuất nhiều sinh khối hơn cây C3 (Trần Văn Hòa, 2003). Ở chúng đã có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện chức năng quang hợp. Một loại lục lạp chuyên trách cốđịnh CO2 một cách hiệu quả nhất còn một loại lục lạp chuyên khử CO2 thành các chất hữu cơ cho cây. Do vậy mà hoạt động quang hợp của cây cao lương mạnh hơn và có hiệu quả hơn các cây khác.
- Độẩm
Độẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sản lượng của cây cao lương.
Độẩm không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây vì ẩm độ giảm thì cường độ thoát hơi nước tăng và ngược lại. Cây thức ăn cần nước để sinh trưởng, giữ thân nhiệt và vận chuyển dinh dưỡng từđất lên. Cây cao lương có thể phát triển
ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với lượng mưa hàng năm chỉ 400-600mm, quá khô không trồng ngô được. Không chỉ có khả năng sinh trưởng trong vùng hạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 mà cây cao lương cũng có khả năng phát triển được cả với điều kiện thường xuyên ngập nước, do đó cây cao lương cũng có thể trồng ở những vùng có lượng mưa lớn.
- Dinh dưỡng đất
Cây cao lương là cây trồng chống chịu được với các loại đất từ chua đến kiềm, đất ngập nước hay khô hạn, nồng độ nấm cao, các loại nấm bệnh cũng như cỏ
dại. Cây cao lương phát triển trên đất tưới mặn và nó khôi phục độ xốp của đất (NRC, 1996). Khoảng pH đất mà cây cao lương có thể sinh trưởng được rất rộng 5,0-8,5 (ICRISAT, 1996), nhưng theo Duke (1983) thì cây cao lương cũng có thể
trồng được ở những đất có pH xuống tới 4,3 hoặc lên tới 8,7. Cây cao lương có thể
chịu được nồng độ muối lên đến 300 mol NaCl/m3. Theo Sunseri (2006) thì cây cao lương cũng có thể chịu được độ mặn của đất lên đến 4,04 dS/m. Và ở một số vùng cây cao lương đã được mô tả là một trong những loài cỏ chịu mặn nhất (Fahmy et al., 2006).