Năng suất chất khô của các dòng cao lương

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 61)

Năng suất chất khô cũng như các chỉ tiêu khác chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố nhiệt độ, độẩm. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.7.

Kết quả phân tích phương sai cho thấy năng suất chất khô ở các mùa vụ có sự khác nhau (P<0,05).

Qua bảng trên nhận thấy cả hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 đều cho năng suất chất khô có sự khác nhau rõ rệt giữa VGĐT6 và VGĐT10. Các VGĐT4,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 VGĐT6, VGĐT8 không có sự khác nhau về năng suất chất khô giữa các mùa vụ. Năng suất chất khô cao nhất là VGĐT6 (tổng 3 lứa cắt của dòng cao lương OPV86 là 20,19 tấn/ha, dòng cao lương OPV88 là 20,07 tấn/ha) và thấp nhất là VGĐT10 (tổng 3 lứa cắt của dòng cao lương OPV86 là 14,46 tấn/ha, dòng cao lương OPV88 là 14,30 tấn/ha). Các mùa vụ còn lại chênh lệch không nhiều so với VGĐT6.

Cả hai dòng cao lương đều cho năng suất chất khô thu được cao nhất ở lứa cắt 1, VGĐT8 (OPV86:10,03 tấn/ha ; OPV88: 9,94 tấn/ha ), nhưng ở các lứa cắt tiếp theo của VGĐT8 năng suất chất khô giảm mạnh (đặc biệt là lứa cắt thứ 3: OPV86: 3,34 tấn ha; OPV88: 3,33 tấn/ha). Nguyên nhân do lứa cắt thứ 3, qua các lần tái sinh khả năng sinh trưởng và tích lũy chất khô của cây giảm dần. Nhìn vào bẳng kết quả phân tích chúng ta cũng thấy năng suất chất khô của hai dòng cao lương giảm rõ rệt qua các lứa cắt đặc biệt là VGĐT8 và VGĐT10.

Bảng 3.7. Năng suất chất khô của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 (tấn/ha, n=3) OPV86 OPV88 Thời vụ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Tổng Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Tổng VGĐT4 8,01ab 6,17ab 4,94a 19,11a 8,09b 6,05a 4,92a 19,06a VGĐT6 9,00ab 6,31a 4,88a 20,19a 8,99ab 6,33a 4,75a 20,07a VGĐT8 10,03a 5,42b 3,34b 18,78a 9,94a 5,49a 3,33b 18,75a VGĐT10 7,59b 4,21c 2,66b 14,46b 7,53b 4,07b 2,70b 14,30b SEM 0,45 0,19 0,20 0,71 0,37 0,23 0,22 0,73 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

Ghi chú: a,b,c… Các chữ khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Dòng cao lương OPV86, VGĐT6 đạt năng suất cao nhất (trung bình các lứa cắt 1, 2, 3 lần lượt là: 9,00; 6,31; 4,88 tấn/ha), thấp nhất ở VGĐT10 (trung bình các lứa cắt 1, 2, 3 lần lượt là: 7,59; 4,21; 2,66 tấn/ha).

Giữa các lứa cắt trong từng vụ, năng suất chất khô giảm mạnh, đặc biệt ở lứa cắt thứ 3 trong các vụ năng suất chất khô giảm xấp xỉ 1/2 so với lứa cắt đầu tiên ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 VGĐT4 và VGĐT6, giảm xấp xỉ 1/3 ở VGĐT8 và VGĐT10. VGĐT6, năng suất chất khô ở các lứa cắt có sự khác nhau nhưng so với các mùa vụ khác, ở các lứa tái sinh vẫn cho năng suất cao hơn và ổn định nhất (lần lượt ở lứa cắt 1; 2; 3 là: 9,00; 6,31; 4,88 tấn/ha).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy năng suất chất khô của dòng cao lương OPV88 có sự khác nhau giữa các vụ (P<0,05). Giống như dòng cao lương OPV86, biến động năng suất giữa các vụ và các lứa cắt trong từng vụ dòng cao lương OPV88 cũng tương tự. Năng suất chất khô trung bình các lứa cắt ở VGĐT6 cao nhất và thấp nhất là VGĐT10.

Theo Nguyễn Văn Quang và cs. (2007), năng suất vật chất khô trung bình 2 lứa cắt của cao lương Bicolor là 5 tấn/ha. Như vậy các dòng cao lương thí nghiệm ở

các mùa vụđều cho năng suất cao hơn do chếđộ dinh dưỡng, chăm sóc và điều kiện thời tiết khác nhau, ảnh hưởng của giống.

Như vậy kết quả thí nghiệm và phân tích kết quả cho thấy VGĐT6 cho năng suất chất khô cao nhất và thấp nhất là VGĐT10. 0 5 10 15 20 25 Năng suất chất khô (tấn/ha)

OPV86 OPV88 Dòng cao lương

VGĐT4 VGĐT6 VGĐT8 VGĐT10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)