CHI PHÍ CHO SẢN XUẤT CHẤT XANH CỦA CÂY CAO LƯƠNG

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 75)

CÁC THỜI VỤ TRỒNG KHÁC NHAU

Trong chăn nuôi, việc tính toán ước lượng chi phí sản xuất thức ăn phục vụ

chăn nuôi là hết sức quan trọng. Mục đích làm sao chi phí bỏ ra là thấp nhất mà vẫn

đảm bảo được chất lượng, số lượng. Tính toán chi phí cho sản xuất thức ăn giúp người chăn nuôi hoạch định được giá trị kinh tế của việc chăn nuôi.

Với cây cao lương việc ước lượng chi phí sản xuất 1kg chất xanh là cần thiết. Mỗi mùa vụ khác nhau thì chi phí sản xuất khác nhau. Như chúng ta đã biết, để sản xuất cây thức ăn cần rất nhiều yếu tố từ khâu chuẩn bị như đất trồng, giống, nhân công, phân bón, ...

Tất cả các mùa vụđều cần các điều kiện cần thiết như nhau để sản xuất được cây thức ăn. Tuy nhiên chi phí cho từng vụ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện thời tiết thuận lợi, phù hợp với đặc tính sinh học của cây, cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, như vậy chi phí sẽ thấp hơn so với các mùa vụ trái mùa với cùng điều kiện chăm sóc như nhau. Ước lượng chi phí cho sản xuất 1kg chất xanh của cây cao lương ở các thời vụ trồng khác nhau được thể hiện ở bảng 3.13.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Bảng 3.13. Chi phí cho sản xuất 1kg chất xanh của cây cao lương

ở các thời vụ trồng khác nhau VGĐT4 VGĐT6 VGĐT8 VGT10 Đất trồng (1 ha) (VNĐ) 35111111 35111111 35111111 35111111 Giống (1 ha) (VNĐ) 200000 200000 200000 200000

Máy cày (1 ha) (VNĐ) 1666667 1666667 1666667 1666667

Nhân công (1ha) (VNĐ)

55000000 55000000 55000000 55000000 Phân bón (1 ha) (VNĐ) 4000000 4000000 4000000 5000000 Chi phí khác (1 ha) (VNĐ) 1000000 1000000 1000000 1000000 Tổng chí phí/kg chất xanh (VNĐ) 786,33 717,98 865,87 1161,84

Nhìn vào bảng thấy có sự chênh lệch chi phí cho sản xuất 1kg chất xanh của cây cao lương ở các thời vụ trồng khác nhau. VGĐT6 chi phí thấp nhất (717,98 VNĐ/kg chất xanh), tiếp theo là VGĐT4 (786,33 VNĐ/kg chất xanh), VGĐT8 (865,87 VNĐ/kg chất xanh) và cao nhất là VGĐT10 (1161,84 VNĐ/kg chất xanh).

Cùng có công chăm sóc, đầu tư ban đầu như nhau, nhưng năng suất khác nhau các mùa vụ khác nhau. Mùa vụ nào có năng suất cao, chi phí cho sản xuất 1 kg chất xanh sẽ thấp và ngược lại.

VGĐT6 nhiệt độ, độẩm, tổng số giờ nắng cao thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển, dẫn đến năng suất chất xanh cao nhất như vậy chi phí cho sản xuất 1 kg chất xanh sẽ thấp nhất. Trong khi VGĐT4, VGĐT8, nhiệt độ lượng mưa cũng tương đối cao, nhưng không ổn định như VGĐT6, nên năng suất chất xanh thấp hơn dẫn đến chi phí sản xuất 1 kg chất xanh cao hơn VGĐT6. Sang VGĐT10, lúc này nhiệt độ, độ ẩm thấp, cây sinh trưởng và khó khăn hơn các mùa vụ khác nên năng suất thấp nhất, vì vậy chi phí sản xuất 1 kg chất xanh là cao nhất.

Như vậy ước lượng chi phí cho sản xuất 1kg chất xanh của cây cao lương ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

- Thời vụ gieo trồng 02 dòng cao lương OPV86 và OPV88 thích hợp là vào

đầu tháng 6. Thời vụ này chiều cao cây, năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein, năng lượng trao đổi đạt cao nhất và chi phí cho sản xuất 1kg chất xanh là thấp nhất. Cụ thể: chiều cao cây đạt trung bình 181,97cm (OPV86) và 185,65cm (OPV88); năng suất chất xanh đạt 135,07 tấn/ha (OPV86) và 134,3 tấn/ha (OPV88); năng suất chất khô đạt 20,19 tấn/ha (OPV86) và 20,07 tấn/ha (OPV88); năng suất protein đạt 2,14 tấn/ha (OPV86) và 1,86 tấn/ha (OPV88); năng lượng trao

đổi đạt 43144,18 Mcal/ha (OPV86) và 43282,59 Mcal/ha (OPV88); chi phí cho sản xuất 1kg chất xanh ước tính là 717,98 VNĐ.

- Cây cao lương có thể ủ chua một cách dễ dàng, có hoặc không bổ sung rỉ

mật. Thức ăn ủ chua dự trữ trong thời gian dài 3 tháng vẫn cho chất lượng ủ chua tốt (pH từ 3,74-3,77; hàm lượng axit lactic từ 1,29-1,43%; tỷ lệ hỏng do mốc từ

3,39-3,44%). Hai công thức ủ chua (cao lương + 0,5% muối và cao lương + 0,5% muối + 5% rỉ mật), công thức ủ chua bổ sung thêm 5% rỉ mật là công thức cho chất lượng tốt hơn.

2. ĐỀ NGHỊ

- Nên trồng 02 dòng cao lương OPV86 và OPV88 vào tuần đầu tháng 6 - Ủ chua cây cao lương không cần phải bổ sung thêm rỉ mật hay các chất tinh bột khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nước

1. Lê Hòa Bình, Vũ Chí Cương, Hoàng Thị Lãng, Phan Thị Phần, Ngô Đình Giang (1992). Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây keo dậu và cao lương làm thức ăn gia súc. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1985- 1990 của Viện Chăn nuôi. NXB Nông nghiệp. Trang 127-132.

2. Phạm Văn Cường (2006). Đánh giá đặc tính nông sinh học của một số cây lấy hạt (mạch, cao lương), thu thập từ miền núi phía Bắc và nhập nội từ

Nhật Bản. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Số 3/2008. Trang 228-235.

3. Phạm Văn Cường, Đỗ Thị Thu Huyền, Nguyễn Xuân Trạch (2011). Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ trồng đến năng suất chất xanh, năng suất hạt và chất lượng dinh dưỡng của cây cao lương làm thức ăn gia súc tại Gia Lâm-Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số

7. Trang 53-58.

4. Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Đoàn Công Điển, Bùi Quang Tuấn (2013). Năng suất chất xanh và giá trị dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi của một số giống cao lương OPV mới lai tạo (Shorghum bicolor (L.) Moench) tại các vùng sinh thái khác nhau. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi - tập 2, tháng 12/2013. Trang 177-183.

5. Phạm Văn Cường, Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Tuấn Chinh, Trần Quốc Việt (2010). Mối quan hệ giữa năng suất sinh khối với một số chỉ tiêu sinh lý và nông học của các giống cao lương ( Sorghum bicolor (l.) Moench) làm thức ăn cho gia súc trong vụ đông. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 11/2010. Trang 3-10.

6. Thái Đình Dũng và Đặng Đình Liệu (1978). Giáo trình đồng cỏ. Trang 22- 25, 86-99.

7. Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Phạm Văn Cường (2014). Quang hợp và tích luỹ chất khô của một số giống cao lương (Sorghum bicolor (L.)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

Moench) trong điều kiện hạn. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tập 11, số 8: 1073-1080.

8. Đào Duy Đông (1978). Tỉa chồi và không tỉa chồi, luận văn tốt nghiệp kỹ sư

nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

9. Trần Văn Hòa (2003). Giáo trình sinh l ý thực vật. Trường Đại học Cần Thơ

10. Hoàng Thị Lãng và Lê Hòa Bình (2004). Nghiên cứu khả năng sản xuất chất xanh của các giống cây thức ăn để chọn lọc giống năng suất cao, chất lượng tốt dùng cho chăn nuôi ở khu vực. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, phần thức ăn và dinh dưỡng động vật, Hà Nội ngày 8-9/12/2004. Nhà xuất bảng Nông nghiệp. Trang 116-120

11. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn, Phạm Văn Cường (2014). Ảnh hưởng của thời điểm thu cắt đến năng suất, thành phần hóa học hai dòng cao lương (OPV86 và OPV88) và chất lượng thức ăn ủ

chua từ cây cao lương. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam , tập 12, số 5/2014. Trang 675-682

12. Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình (2001). Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cao lương Trân Châu và xác định mật độ gieo trồng hợp lý. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi. Phần Thức ăn silage và Dinh dưỡng vật nuôi. Trang 125-131.

13. Nguyễn Xuân Trạch (2003). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. NXB Hà nội 2005. Trang 103 -104.

14. Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn (2011). Sử dụng cây cao lương trong chăn nuôi bò thịt. Tạp trí Khoa học và Phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 9. Số 4/2011. Trang 603-613.

15. Bùi Quang Tuấn (2005). Giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn gia súc trồng tại Gia Lâm, Hà Nội và Đan Phượng, Hà Tây. Tạp chí chăn nuôi. Số

11/2005. Trang 17- 20.

16. Bùi Quang Tuấn (2006a). Nghiên cứu giá trị thức ăn của một số cây thức

ăn gia súc có nguồn gốc từ vùng ôn đới tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 4, số 3/2006. Trang 242-246

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 17. Bùi Quang Tuấn (2006b). Nghiên cứu giá trị thức ăn của một số cây thức

ăn gia súc có nguồn gốc từ vùng ôn đới tại Tân Yên Bắc Giang. Tạp chí chăn nuôi. Số 9/2006. Trang 23-27.

18. Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Văn Cường (2008). Giá trị

thức ăn chăn nuôi của một số giống cao lương trong mùa đông tại Gia Lâm – Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Số 1/2008. Trang 52-56.

19. Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Bách Việt, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị

Huyền (2012). Giáo trình cây thức ăn chăn nuôi. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trang 9-30, 57-61.

B. Tài liệu nước ngoài

20. Bantilan M.C.S, Deb UK, Gowda CLL, Reddy BVS, Obilana AB, Evenson RE. (2004) Sorghum Genetic Enhancement: Research Process, Dissemination and Impacts, ICRISAT, Patancheru, India, 320 pp.

21. Bapat DR, Shinde MD, Padhye AP, Dhande PH. (1983). Screening of sweet sorghum varieties. Sorghum Newsl 26: 28.

22. Barnaud, A., G. Trigueros, D. Mckey and H. I. Joly. (2008). High outcrossing rates in fields with mixed sorghum landraces: how are landraces maintained? Heredity 101:445-452.

23. Blum, A., Arkin, G.F. and Jordan, W.R., (1977). Sorghum root morphogenesis and growth I. Effect of maturity genes. Crop ScL, 17: 149-153.

24. Boardman, N.K. (1980). Energy from the biological conversion of solar energy. Phil. Trans. R. Soc. London A 295:477–489.

25. Borrell, A.K (2000). Does Maintaining Green leaf Area in Sorghum Improve Yield under Drought? II. Drry Matter Production and Yield. Crop Sci. 40: 1037-1048.

26. Dan U., Woody L. (2001). Sorghums, sudangrasses, and sorghum- sudangrass, hybrids For Forage

27. Doggett, H. (1988). Sorghum. Second edition. UK: Tropical Agricultural Series, Longman Scientific and Technical Publishers; and Ottawa, Canada: International Development Research Centre. 512 pp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 28. Doggett, H and Prasada Rao KE. (1995). Sorghum. Pages 173-180 in Evolution of crop plants (Smartt J and Simmonds NW, eds.). UK: Longman, Harlow.

29. Goering H.K., P.J. Van Soest. (1970). Forage fiber analysis (apparatus, reagent, procedures and some applications). USDA Agricultural Research Service. Handbook number 379 as modified by D.R. Mertens (1992, Personal Communication).

30. Harlan, J.R. and deWet, J.M.J. (1972). A simplified classification of cultivated sorghum. Crop Sci. 12:172–176.

31. Hill, N.S., Posler, G.L., & Bolsen, K.K. (1987). Fermentation inhibition of forage and sweet sorghum silages treated with acrylic or maleic acid. Agron. J., Vol. 79, No. 4 (Jul.- Aug. 1987), pp. 619-623, ISSN 0002-1962. 32. Khanum, S. A.; Hussain, H. N.; Hussain, M.; Ishaq, M. (2010). Digestibility

studies in sheep fed sorghum, sesbania and various grasses grown on medium saline lands. Small Rumin. Res., 91 (1): 63- 68.

33. Makkar H.P.S. (2004). Antinutritional factors in animal feedstuffs – mode of action. Int. J. Anim. Sci. 6. 88-94.

34. Reed C.F., (1976). Information summaries on 1000 economic plants. USDA, Maryland, USA.

35. Sunseri (2006), Introduction of salt-tolerant wheat, and sorghum varieties in saline areas of the Karkheh River Basin, pp 2-4

36. Wilson J.P., Cooper H.H., Wilson D.M (1995). Effect of delayed harvest on contamination of pearl millet grain with my-cotoxin producing fungi and mycotoxins. Mycopathology 132 (1): 27–30.

C. Một số webside

37. Duke, J.A. (1983) Unpublished. Handbook of energy crops. Sorghum halepense (L.) Pers., Poaceae, Johnsongrass. Unpublished. At: Purdue University, Center for New Crops and Plants Products. Website:http://www.hort.purdue.edu/newcrop/duke_energy/Sorghum_hale pense.html.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72

PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73

Cây cao lương lúc 50 ngày tuổi Chiều cao cây cao lương khi thu hoạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Cây cao lương tái sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

Cao lương ủ chua 60 ngày

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)