Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây cao lương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 40)

Ở nước ta, tùy theo vùng cây cao lương được gọi theo một số tên khác nhau như lúa miến, cù làng, mì, bo bo. Cao lương được trồng ở các khu vực núi cao như:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên… hoặc khu vực Tây Nguyên. Cao lương đã được đồng bào các dân tộc vùng núi dùng làm thức ăn chăn nuôi từ

bao đời nay. Việc nghiên cứu sử dụng cây cao lương theo mục đích làm thức

ăn xanh còn rất hạn chế, đặc biệt là thức ăn xanh vụđông. Trước đây, Lê Hòa Bình và cs. (1992) đã theo dõi trên ruộng thí nghiệm 36 giống cao lương nhập từ Liên Xô cũ. Kết quả cho thấy có sự biến động lớn về tốc độ sinh trưởng, năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng giữa các giống. Có những giống cho năng suất chất xanh khá cao (30-33 tấn/ha/lứa).

Trong những năm gần đây nhiều giống cao lương mới được nhập vào nước ta để trồng làm thức ăn cho gia súc đặc biệt là trong các vụ có thời tiết khô hạn. Tuy nhiên, tiềm năng sản xuất chất xanh của cây cao lương và tác động của các biện pháp canh tác đến các giống cao lương còn chưa có số liệu cụ thể. Bùi Quang Tuấn và cs. (2007) cũng đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số giống cao lương trồng trong mùa đông tại Gia Lâm - Hà Nội. Các giống cao lương tuyển chọn đều sinh trưởng tốt, cho khối lượng chất xanh cao trong mùa đông (97,99-133,99 tấn/ha/vụ), khối lượng hạt đáng kể. Trong các giống cao lương trồng thử nghiệm thì hai giống S4 (Cao Bằng) và S5 (Ấn Độ Sorghum M90386) cho năng suất chất xanh và năng suất hạt cao nhất.

Gần đây, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu thập và đánh giá một số giống cao lương ở các địa phương trong các nước như Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai), Vũ Nông (Hà Quảng - Cao Bằng), Lũng Nặm (Hà Quảng - Cao Bằng), Kéo Yên (Hà Quảng - Cao Bằng). Một số giống cao lương cũng đã được nhập nội từẤn Độ và Nhật Bản. Cao lương cũng đã được trồng và nghiên cứu tại Hà Nội và cho thấy có rất nhiều triển vọng.

Phạm Văn Cường, Học viện nông nghiệp Việt Nam cũng đã thu thập và nhập nội một số giống cao lương ngọt, đang tiến hành phối hợp với các nhà khoa học chăn nuôi, các nhà khoa học chế biến trong và ngoài nước để sử dụng cây cao lương làm thức ăn gia súc trong vụ đông và chế biến cồn. Cây cao lương ở 120 ngày sau trồng tại Hà Nội có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 21g/m2/ngày sẽ cho năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 25,2 tấn/ha thân tươi và 2-3 tấn hạt, như vậy có thể chế biến được khoảng 3.000- 3.500 lít ethanol.

Bên cạnh đó, Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2011) đã có nghiên cứu về việc sử dụng cây cao lương trong chăn nuôi bò thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy cây cao lương có thểủ chua một cách dễ dàng có/hoặc không bổ sung các chất bột đường hoặc kết hợp với nhóm thức ăn dễ ủ chua. Thức ăn ủ chua dự trữ trong thời gian dài (3 tháng) vẫn cho chất lượng tốt (pH đạt 3,98-4,27), tỷ lệ hỏng do thối mốc thấp (3,94-6,37% khi ủ bằng bình hay 1,00-1,30% khi ủ bằng túi). Độc tố HCN giảm xuống còn 4,20-5,601mg/kg thức ăn. Có thể sử dụng cây cao lương tươi ở

mức 50% phần thức ăn thô xanh để cho ăn tự do mà không ảnh hưởng xấu đến năng suất vật nuôi.

Nguyễn Thanh Nhàn và cs. (2104) đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của thời

điểm thu cắt đến năng suất, thành phần hóa học hai dòng cao lương (OPV86 và OPV88) và chất lượng thức ăn ủ chua từ cây cao lương tại các thời điểm thu cắt khác nhau. Kết quả thời điểm thu cắt có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất chất xanh, năng suất protein và khối lượng chất khô tích lũy của 2 dòng cao lương OPV86 và OPV88. Thời điểm thu cắt thích hợp với 2 dòng cao lương này là khi cây phân hóa hoa hoặc trước trỗ 5 ngày.

Ngoài việc sử dụng cây cao lương làm thức ăn cho gia súc, một số vùng còn dùng hạt cao lương để nấu rượu như dân tộc Dao Tuyển, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Ở nước ta, cũng đã có những nghiên cứu về việc sản xuất ethanol từ cây cao lương. Nguyễn Thị Phượng (Viện Môi trường nông nghiệp thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã triển khai đề tài “Tuyển chọn một số giống cao lương ngọt triển vọng để sản xuất ethanol nhiên liệu” nhằm tìm ra những giống cao lương tốt nhất phục vụ cho việc phát triển nhiên liệu sinh học. Kết quả thử nghiệm cho thấy, hai giống cao lương C4 và C7 dễ trồng, ít sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt, có hiệu quả kinh tế hơn một số cây khác đang trồng ởđịa phương như ngô, và trong tương lai có thể tổ chức phát triển rộng như một cây nguyên liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Nói tóm lại các nghiên cứu về cây cao lương của thế giới tương đối đa dạng, sâu rộng. Tuy nhiên các nghiên cứu cao lương ở Việt Nam chưa nhiều, chưa có nghiện cứu nào xác định thời vụ thích hợp gieo trồng cao lương đạt năng suất, chất lượng. Nước ta nói riêng và thế giới nói chung đều bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho những nơi lượng mưa giảm đi và khả năng tưới không đáp

ứng nhu cầu của các cây trồng truyền thống và dẫn tới đất bị bỏ hoang không thể

canh tác được, cũng chịu ảnh hưởng của biến đổi khi hậu toàn cầu nhưng lại theo hướng ngược lại là do băng tan, nước biển dâng cao làm cho diện tích đất có thể trồng trọt kéo dài theo 3.260 km bờ biển của nước ta bị nhiễm mặn. Do vậy xác

định mùa vụ thích hợp để gieo trồng cao lương nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)